Trước việc động đất liên tiếp xảy ra tại khu vực huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) trong vài ngày gần đây, các chuyên gia nhận định, những trận động đất này sẽ theo xu thế tăng đần về độ lớn và sau đó mới đi vào ổn định.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Phương (Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu) cho biết, trong năm 2011 đã từng xảy ra 2 trận động đất có cường độ 3,4 độ Ricter ở huyện Bắc Trà My.
Tiếp theo, vào tháng 3/2012, tại khu vực này cũng xuất hiện một trận động đất cường độ 3,1 độ Richter. Tới tối ngày 3/9 là trận động đất 4,2 độ Richter và tối ngày 4, rạng sáng ngày 5/9, người dân đã ghi nhận 3 đợt rung chấn. Sáng ngày 6/9, ở khu vực này đã có thêm một trận động đất có cường độ 3,4 độ Richter kéo theo một chuỗi động đất nhỏ với cường độ gần 3 độ Richter nằm ở tâm chấn 15,388 độ vĩ Bắc; 108,120 độ kinh Đông, gần khu vực đập Thủy điện Sông Tranh 2.
Trước đó, các chuyên gia của Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần cho hay, ngoài yếu tố động đất kích thích được phát sinh do sự tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 gây ra, các trận động đất này còn có thể được phát sinh trên một trong những đứt gãy tại địa phương.
Số liệu đo đạc được cho thấy, cường độ các trận động đất vừa xảy ra nói trên chưa gây nguy hiểm cho Thủy điện Sông Tranh 2. Tuy nhiên, theo ông Phương, những trận động đất ở khu vực này đang có xu hướng tăng đần về độ lớn.
Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đình Xuyên (nguyên Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu) cho biết, Thủy điện Sông Tranh 2 xây dựng trên nền động đất tích cực, có đầy đủ những điều kiện khiến động đất kích thích phát sinh, liên quan đến hồ chứa nước.
Ông Xuyên nhận định, trận động đất có cường độ 4,2 độ Richter chưa phải là kích động chính. Và, chuỗi động đất vừa rồi xảy ra theo quy luật phát sinh động đất kích thích. Quá trình này vẫn đang xảy ra và chưa kết thúc. Do đó, cần phải cảnh giác với trận động đất mạnh hơn vừa rồi. Tuy nhiên, dù mạnh nhất cũng không vượt quá giới hạn dự báo là 4,5-5 độ Richter.
“Nếu động đất lên tới 5 độ Richter sẽ gây ra chấn động mạnh khiến nhà dân hư hỏng nặng, giống như ở Hòa Bình trước đây,” ông Xuyên nói.
Vị chuyên gia này cũng đưa ra dẫn chứng, vào năm 1989, Thủy điện Hòa Bình sau khi tích nước đến cao trình 85m thì động đất kích thích bắt đầu xảy ra yếu và nhiều. Tuy nhiên, động đất mạnh dần lên từ 3,5-4 độ Richter rồi tới 4,9 độ Richter. Đến năm 1991, khu vực này xảy ra trận động đất mạnh nhất, đạt 5,1 độ Richter rồi sau đó ổn định dần. Và, ông phỏng đoán động đất ở khu vực Thủy điện Sông Tranh 2 cũng sẽ diễn ra tương tự như vậy.
Các chuyên gia cũng đưa ra khuyến nghị cần lắp đặt ngay các trạm quan trắc động đất tại khu vực Sông Tranh để kịp thời đưa thông tin cảnh báo chính xác nhất.
Phó Giáo sư Nguyễn Hồng Phương cho biết thêm, ngay trong ngày hôm nay (7/9), hai đoàn khảo sát của Viện Vật lý Địa cầu vào tới Bắc Trà My công tác trong khoảng 10 ngày để thu thập tư liệu, nghiên cứu về động đất tại khu vực này./.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Phương (Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu) cho biết, trong năm 2011 đã từng xảy ra 2 trận động đất có cường độ 3,4 độ Ricter ở huyện Bắc Trà My.
Tiếp theo, vào tháng 3/2012, tại khu vực này cũng xuất hiện một trận động đất cường độ 3,1 độ Richter. Tới tối ngày 3/9 là trận động đất 4,2 độ Richter và tối ngày 4, rạng sáng ngày 5/9, người dân đã ghi nhận 3 đợt rung chấn. Sáng ngày 6/9, ở khu vực này đã có thêm một trận động đất có cường độ 3,4 độ Richter kéo theo một chuỗi động đất nhỏ với cường độ gần 3 độ Richter nằm ở tâm chấn 15,388 độ vĩ Bắc; 108,120 độ kinh Đông, gần khu vực đập Thủy điện Sông Tranh 2.
Trước đó, các chuyên gia của Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần cho hay, ngoài yếu tố động đất kích thích được phát sinh do sự tích nước hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 gây ra, các trận động đất này còn có thể được phát sinh trên một trong những đứt gãy tại địa phương.
Số liệu đo đạc được cho thấy, cường độ các trận động đất vừa xảy ra nói trên chưa gây nguy hiểm cho Thủy điện Sông Tranh 2. Tuy nhiên, theo ông Phương, những trận động đất ở khu vực này đang có xu hướng tăng đần về độ lớn.
Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Đình Xuyên (nguyên Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu) cho biết, Thủy điện Sông Tranh 2 xây dựng trên nền động đất tích cực, có đầy đủ những điều kiện khiến động đất kích thích phát sinh, liên quan đến hồ chứa nước.
Ông Xuyên nhận định, trận động đất có cường độ 4,2 độ Richter chưa phải là kích động chính. Và, chuỗi động đất vừa rồi xảy ra theo quy luật phát sinh động đất kích thích. Quá trình này vẫn đang xảy ra và chưa kết thúc. Do đó, cần phải cảnh giác với trận động đất mạnh hơn vừa rồi. Tuy nhiên, dù mạnh nhất cũng không vượt quá giới hạn dự báo là 4,5-5 độ Richter.
“Nếu động đất lên tới 5 độ Richter sẽ gây ra chấn động mạnh khiến nhà dân hư hỏng nặng, giống như ở Hòa Bình trước đây,” ông Xuyên nói.
Vị chuyên gia này cũng đưa ra dẫn chứng, vào năm 1989, Thủy điện Hòa Bình sau khi tích nước đến cao trình 85m thì động đất kích thích bắt đầu xảy ra yếu và nhiều. Tuy nhiên, động đất mạnh dần lên từ 3,5-4 độ Richter rồi tới 4,9 độ Richter. Đến năm 1991, khu vực này xảy ra trận động đất mạnh nhất, đạt 5,1 độ Richter rồi sau đó ổn định dần. Và, ông phỏng đoán động đất ở khu vực Thủy điện Sông Tranh 2 cũng sẽ diễn ra tương tự như vậy.
Các chuyên gia cũng đưa ra khuyến nghị cần lắp đặt ngay các trạm quan trắc động đất tại khu vực Sông Tranh để kịp thời đưa thông tin cảnh báo chính xác nhất.
Phó Giáo sư Nguyễn Hồng Phương cho biết thêm, ngay trong ngày hôm nay (7/9), hai đoàn khảo sát của Viện Vật lý Địa cầu vào tới Bắc Trà My công tác trong khoảng 10 ngày để thu thập tư liệu, nghiên cứu về động đất tại khu vực này./.
Trung Hiền (Vietnam+)