Liên Bộ (Khoa học và Công nghệ, Công thương, Công an và Giao thông Vận tải) đang dự thảo Thông tư liên tịch quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe môtô, xe gắn máy, xe đạp máy. Trong đó, có áp dụng mức phạt cho người đội mũ không phải là bảo hiểm như người không đội mũ bảo hiểm. Thông tư được xem như một đòn mạnh, đánh vào thị trường mũ có hình dáng mũ bảo hiểm vẫn đang được bày bán công khai, nhan nhản trên thị trường với mác “mũ dành cho người đi bộ”, “mũ thể thao”,.... Và, người tiêu dùng thì vẫn đang rất “khoái chí” với loại hàng ngon, rẻ nhưng… không hề bổ này. Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) xoay quanh vấn đề này. - Thưa ông, hiện nay trên nhiều tuyến đường, người ta bày bán mũ bảo hiểm giả, nhái… có giá từ 20.000 đồng-30.000 đồng. Dường như cơ quan chức năng đang chưa có biện pháp xử lý trước hiện tượng này?Ông Trần Văn Vinh: Những chiếc mũ đó không phải là mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy, người bán bày bán với mác “mũ cho người đi bộ” hoặc “mũ thể thao”,... và người mua cũng hiểu rất rõ rằng mũ đó không thể đạt chuẩn. Tuy nhiên, họ vẫn mua để đội nhằm đối phó với cảnh sát giao thông hoặc vì nó rất thời trang, nhẹ, rẻ tiền có mất cũng không tiếc. Các mũ này có đặc điểm là có hình dáng giống bảo hiểm và bày bán ngoài vỉa hè, lòng đường với giá từ 20.000-30.000 đồng. Các loại mũ nói trên đương nhiên không chứng nhận hợp quy (tem CR), không đủ các yêu cầu của quy chuẩn mà mũ bảo hiểm phải có. Khi lực lượng chức năng kiểm tra, các chủ hàng vin cớ mũ này không phải là mũ bảo hiểm mà mũ cho người đi bộ, mũ thể thao… Còn người mua và sử dụng vào mục đích gì thì họ chịu, không thuộc trách nhiệm của họ. Và, cơ quan chức năng cũng không thể xử phạt họ vì bán mũ cho người đi bộ được.
- Trong dự thảo Thông tư liên Bộ có áp dụng mức phạt cho người đội mũ bảo hiểm "rởm" thành mức không đội mũ bảo hiểm. Đây có phải là một “đòn mạnh” trong việc trấn áp mũ bảo hiểm không đạt chất lượng?
Ông Trần Văn Vinh: Thông tư này tập trung vào xử lý mũ có hình dáng mũ bảo hiểm. Theo đó, không cần quá kỹ thuật, các lực lượng chức năng chỉ cần bằng mắt thường cũng có thể kiểm tra. Thông thường, mũ bảo hiểm không đạt chuẩn có đặc điểm như: Lưỡi liền, cứng quá dài, mũ không đủ 3 lớp hoặc không có lớp xốp… là có thể xử lý được. - Trên thị trường xuất hiện một số mũ bảo hiểm nhái, giá rẻ vẫn có tem CR như lá bùa hộ mệnh. Việc này sẽ được xử lý như thế nào, thưa ông?
Ông Trần Văn Vinh: Thật ra, hiện nay nhiều nhà sản xuất mũ bảo hiểm đã không thể sống nổi trước cái giá quá rẻ của các loại mũ có hình dáng mũ bảo hiểm trôi nổi. Do đó, có thể một số đơn vị đã sản xuất mũ kém chất lượng và gắn tem CR để "sống chung với lũ" hoặc người bán làm giả chứng nhận hợp quy. Các lực lượng chức năng vẫn đang kiểm tra, xử lý các loại mũ bảo hiểm này. Thông tư này ra đời sẽ xử lý và loại bỏ dần các loại mũ có hình dáng mũ bảo hiểm đang ngang nhiên bày bán trên vỉa hè. Sau khi mũ đó được xử lý và không ai mua nữa thì bước tiếp theo sẽ tiếp tục xử lý các mũ có tem tiêu chuẩn CR song lại kém chất lượng. Cụ thể, Thông tư quy định người bán mũ bảo hiểm ở địa phương nào thì công an xã, phường ở địa phương đó tăng cường kiểm tra, xử lý theo quy định của Thông tư này. Ví dụ người bán đó đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chưa? có hợp đồng ký kết với người sản xuất, nhập khẩu chưa? Có các bản sao chứng chỉ chất lượng không, các bản sao này có phù hợp với các loại mũ bảo hiểm đang bày bán không?
- Thực tế cho thấy, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ không thể xử phạt tất cả những người đi xe máy đội mũ bảo hiểm kém chất lượng. Việc này tiêu tốn quá nhiều thơi gian và nhân lực, thưa ông?
Ông Trần Văn Vinh: Thông tư này ra đời trước mắt cơ quan chức năng có chế tài để xử lý. Không phải cứ có chế tài là chúng ta dàn hàng ngang ra để xử lý, bên cạnh đó, các lực lượng này còn rất nhiều nhiệm vụ phải làm. Bên cạnh chế tài, chúng ta cần tuyên truyền sâu rộng đến người dân, mũ có hình dáng mũ bảo hiểm với giá 20.000 đồng không phải là mũ bảo hiểm, đội loại mũ này khi không may xảy ra tai nạn rất nguy hiểm, nó có thể tạo ra những mảnh sắc, nhọn đâm vào dầu,... Do đó, người dân vì chính quyền lợi của bản thân mình cần phải loại bỏ nó ra khỏi danh mục mua sắm, sử dụng. - Trong năm vừa qua, Tổng cục có đi kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm trong nước và phát hiện sai phạm về chất lượng không?Ông Trần Văn Vinh: Đây là việc làm thường xuyên của tổ chức chứng nhận và các cơ quan chức năng trong hệ thống tiêu chuẩn đo lường chất lượng, cùng với lực lượng quản lý thị trường địa phương.Thực tế thì các doanh nghiệp sản xuất với số lượng không nhiều vì hiện nhu cầu của thị trường là tương đối ít, chủ yếu phục vụ cho việc bổ sung cho mũ mất, hỏng, trẻ em lớn lên,... Tuy nhiên, số lượng lớn cung cấp bổ sung này chính là các loại mũ có hình dáng mũ bảo hiểm do một số người tiêu dùng hiểu biết chưa đầy đủ, đội mũ nhằm đối phó với lực lượng công an mua, sử dụng, dẫn đến các nhà sản suất mũ bảo hiểm nghiêm túc hầu như không còn chỗ đứng. Bởi thế, khi Thông tư có hiệu lực, nếu xử lý triệt để được từ các cấp địa phương thì khi đó chất lượng mũ bảo hiểm sẽ dần dần được thay đổi đồng thời tạo điều kiện, môi trường cho doanh nghiệp nghiêm túc. - Xin cảm ơn ông./.
- Trong dự thảo Thông tư liên Bộ có áp dụng mức phạt cho người đội mũ bảo hiểm "rởm" thành mức không đội mũ bảo hiểm. Đây có phải là một “đòn mạnh” trong việc trấn áp mũ bảo hiểm không đạt chất lượng?
Ông Trần Văn Vinh: Thông tư này tập trung vào xử lý mũ có hình dáng mũ bảo hiểm. Theo đó, không cần quá kỹ thuật, các lực lượng chức năng chỉ cần bằng mắt thường cũng có thể kiểm tra. Thông thường, mũ bảo hiểm không đạt chuẩn có đặc điểm như: Lưỡi liền, cứng quá dài, mũ không đủ 3 lớp hoặc không có lớp xốp… là có thể xử lý được. - Trên thị trường xuất hiện một số mũ bảo hiểm nhái, giá rẻ vẫn có tem CR như lá bùa hộ mệnh. Việc này sẽ được xử lý như thế nào, thưa ông?
Ông Trần Văn Vinh: Thật ra, hiện nay nhiều nhà sản xuất mũ bảo hiểm đã không thể sống nổi trước cái giá quá rẻ của các loại mũ có hình dáng mũ bảo hiểm trôi nổi. Do đó, có thể một số đơn vị đã sản xuất mũ kém chất lượng và gắn tem CR để "sống chung với lũ" hoặc người bán làm giả chứng nhận hợp quy. Các lực lượng chức năng vẫn đang kiểm tra, xử lý các loại mũ bảo hiểm này. Thông tư này ra đời sẽ xử lý và loại bỏ dần các loại mũ có hình dáng mũ bảo hiểm đang ngang nhiên bày bán trên vỉa hè. Sau khi mũ đó được xử lý và không ai mua nữa thì bước tiếp theo sẽ tiếp tục xử lý các mũ có tem tiêu chuẩn CR song lại kém chất lượng. Cụ thể, Thông tư quy định người bán mũ bảo hiểm ở địa phương nào thì công an xã, phường ở địa phương đó tăng cường kiểm tra, xử lý theo quy định của Thông tư này. Ví dụ người bán đó đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chưa? có hợp đồng ký kết với người sản xuất, nhập khẩu chưa? Có các bản sao chứng chỉ chất lượng không, các bản sao này có phù hợp với các loại mũ bảo hiểm đang bày bán không?
- Thực tế cho thấy, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ không thể xử phạt tất cả những người đi xe máy đội mũ bảo hiểm kém chất lượng. Việc này tiêu tốn quá nhiều thơi gian và nhân lực, thưa ông?
Ông Trần Văn Vinh: Thông tư này ra đời trước mắt cơ quan chức năng có chế tài để xử lý. Không phải cứ có chế tài là chúng ta dàn hàng ngang ra để xử lý, bên cạnh đó, các lực lượng này còn rất nhiều nhiệm vụ phải làm. Bên cạnh chế tài, chúng ta cần tuyên truyền sâu rộng đến người dân, mũ có hình dáng mũ bảo hiểm với giá 20.000 đồng không phải là mũ bảo hiểm, đội loại mũ này khi không may xảy ra tai nạn rất nguy hiểm, nó có thể tạo ra những mảnh sắc, nhọn đâm vào dầu,... Do đó, người dân vì chính quyền lợi của bản thân mình cần phải loại bỏ nó ra khỏi danh mục mua sắm, sử dụng. - Trong năm vừa qua, Tổng cục có đi kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm trong nước và phát hiện sai phạm về chất lượng không?Ông Trần Văn Vinh: Đây là việc làm thường xuyên của tổ chức chứng nhận và các cơ quan chức năng trong hệ thống tiêu chuẩn đo lường chất lượng, cùng với lực lượng quản lý thị trường địa phương.Thực tế thì các doanh nghiệp sản xuất với số lượng không nhiều vì hiện nhu cầu của thị trường là tương đối ít, chủ yếu phục vụ cho việc bổ sung cho mũ mất, hỏng, trẻ em lớn lên,... Tuy nhiên, số lượng lớn cung cấp bổ sung này chính là các loại mũ có hình dáng mũ bảo hiểm do một số người tiêu dùng hiểu biết chưa đầy đủ, đội mũ nhằm đối phó với lực lượng công an mua, sử dụng, dẫn đến các nhà sản suất mũ bảo hiểm nghiêm túc hầu như không còn chỗ đứng. Bởi thế, khi Thông tư có hiệu lực, nếu xử lý triệt để được từ các cấp địa phương thì khi đó chất lượng mũ bảo hiểm sẽ dần dần được thay đổi đồng thời tạo điều kiện, môi trường cho doanh nghiệp nghiêm túc. - Xin cảm ơn ông./.
Trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải cũng đang đề xuất hành vi đội mũ không phải là mũ bảo hiểm theo quy định sẽ bị phạt với mức phạt từ 100.000 - 200.000 đồng. |
Trung Hiền-Việt Hùng (Vietnam+)