Sáng 15/11, Bộ Nội vụ và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã tổ chức Diễn đàn quan hệ đối tác cải cách hành chính với chủ để “Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá trong Cải cách hành chính."
Diễn đàn tập trung vào cập nhật tình hình thực hiện Chương trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020, đặc biệt tập trung vào kết quả thí điểm Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX ở cấp trung ương và địa phương.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ, ông Nguyễn Tiến Dĩnh đã nhấn mạnh: “Diễn đàn lần này cập nhật thông tin mới nhất về tiến trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể Cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020, đặc biệt tập trung vào vai trò và ý nghĩa của công tác theo dõi, đánh giá trong cải cách hành chính và các bước đi tiếp theo trong việc áp dụng rộng rãi bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính trên cả nước.”
Theo đánh giá của Bộ Nội vụ, hiện việc đánh giá kết quả đạt được trong cải cách hành chính vẫn chủ yếu mang tính định tính, chủ quan, chưa huy động được sự tham gia của tổ chức, người dân và xã hội.
Vì vậy, với sự hỗ trợ của Dự án UNDP, Bộ Nội Vụ đã xây dựng Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX nhằm khắc phục những tồn tại trong công tác theo dõi, đánh giá cải cách hành chính.
Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính đã được thực hiện thí điểm tại 3 bộ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương) và 6 tỉnh, thành phố (Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Tĩnh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ).
Phát biểu tại diễn đàn, Bà Louise Chamberlain, Giám đốc UNDP tại Việt Nam, nói: “Chỉ số Cải cách hành chính là một công cụ có tính chất đột phá, khác hẳn với những cách đánh giá truyền thống của chính phủ. Chỉ số phản ánh ý kiến của người dân về chất lượng dịch vụ và mức độ hài lòng của người dân đối với các cơ quan hành chính và dịch vụ của họ”.
Tại diễn đàn, đại diện của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc đã trình bày kết quả thí điểm Chỉ số cải cách hành chính và những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện ở bộ và tỉnh.
Ông Nguyễn Thanh Chính, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng: “Kinh nghiệm lớn nhất rút ra từ quá trình thí điểm, đó là phải ưu tiên hai khâu then chốt là công tác chuẩn bị và công tác con người trong cải cách hành chính. Công tác chuẩn bị tốt giúp lập kế hoạch và xác định hướng đi đúng đắn. Công tác con người tốt giúp chọn được đúng người có tài, có tâm và có kinh nghiệm để thực hiện công việc với trách nhiệm cao nhất.”
Từ những kết quả đã đạt được, Bộ Nội vụ sẽ phê duyệt Đề án “Xây dựng và đưa vào triển khai áp dụng Chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính” vào cuối tháng 11/2012. Theo đó, Bộ chỉ số sẽ được áp dụng thống nhất cho các bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2013./.
Diễn đàn tập trung vào cập nhật tình hình thực hiện Chương trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020, đặc biệt tập trung vào kết quả thí điểm Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX ở cấp trung ương và địa phương.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ, ông Nguyễn Tiến Dĩnh đã nhấn mạnh: “Diễn đàn lần này cập nhật thông tin mới nhất về tiến trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể Cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020, đặc biệt tập trung vào vai trò và ý nghĩa của công tác theo dõi, đánh giá trong cải cách hành chính và các bước đi tiếp theo trong việc áp dụng rộng rãi bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính trên cả nước.”
Theo đánh giá của Bộ Nội vụ, hiện việc đánh giá kết quả đạt được trong cải cách hành chính vẫn chủ yếu mang tính định tính, chủ quan, chưa huy động được sự tham gia của tổ chức, người dân và xã hội.
Vì vậy, với sự hỗ trợ của Dự án UNDP, Bộ Nội Vụ đã xây dựng Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX nhằm khắc phục những tồn tại trong công tác theo dõi, đánh giá cải cách hành chính.
Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính đã được thực hiện thí điểm tại 3 bộ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương) và 6 tỉnh, thành phố (Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Tĩnh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ).
Phát biểu tại diễn đàn, Bà Louise Chamberlain, Giám đốc UNDP tại Việt Nam, nói: “Chỉ số Cải cách hành chính là một công cụ có tính chất đột phá, khác hẳn với những cách đánh giá truyền thống của chính phủ. Chỉ số phản ánh ý kiến của người dân về chất lượng dịch vụ và mức độ hài lòng của người dân đối với các cơ quan hành chính và dịch vụ của họ”.
Tại diễn đàn, đại diện của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc đã trình bày kết quả thí điểm Chỉ số cải cách hành chính và những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện ở bộ và tỉnh.
Ông Nguyễn Thanh Chính, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng: “Kinh nghiệm lớn nhất rút ra từ quá trình thí điểm, đó là phải ưu tiên hai khâu then chốt là công tác chuẩn bị và công tác con người trong cải cách hành chính. Công tác chuẩn bị tốt giúp lập kế hoạch và xác định hướng đi đúng đắn. Công tác con người tốt giúp chọn được đúng người có tài, có tâm và có kinh nghiệm để thực hiện công việc với trách nhiệm cao nhất.”
Từ những kết quả đã đạt được, Bộ Nội vụ sẽ phê duyệt Đề án “Xây dựng và đưa vào triển khai áp dụng Chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính” vào cuối tháng 11/2012. Theo đó, Bộ chỉ số sẽ được áp dụng thống nhất cho các bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2013./.
Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX)được coi là công cụ quản lý mới trong triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020. Chỉ số này giúp huy động sự tham gia của các tổ chức, người dân và doanh nghiệp vào đánh giá quá trình triển khai cũng như kết quả, tác động của cải cách hành chính một cách thực chất, khách quan.
Chỉ số cải cách hành chính năm 2011 (thang điểm 100) của các đơn vị thí điểm như sau:
Các Bộ: Bộ Công thương đạt 63,7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 61,4, Bộ Tài nguyên và Môi trường đạt 52,32.
Các tỉnh, thành phố: Cần Thơ đạt 82,08, Bà Rịa-Vũng Tàu đạt 76,53, Hải Phòng đạt 73,13, Hà Tĩnh đạt 70,41, Vĩnh Phúc đạt 68,93, Thái Bình đạt 62,79./.
|
Hồng Kiều (Vietnam+)