Ngày 19/3/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) được tăng vốn điều lệ từ 10,5 nghìn tỷ đồng lên 13,5 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh việc chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu Hội đồng quản trị SCB báo cáo Đại hội đồng cổ đông gần nhất các nội dung thay đổi tại phương án tăng vốn điều lệ ngày 02/3/2013 so với phương án ngày 15/11/2012; chịu trách nhiệm về việc đảm bảo tại thời điểm tăng vốn, các cổ đông không sử dụng vối vay của chính SCB để góp vốn vào ngân hàng.
Ngoài ra, ngân hàng này phải tiến hành việc tăng vốn điều lệ, thực hiện các thủ tục pháp lý, chế độ thông tin, báo cáo liên quan đến việc tăng vốn điều lệ (bao gồm việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ) và thủ tục sửa đổi giấy phép với mức vốn điều lệ mới theo quy định của pháp luật; có văn bản kèm tài liệu chứng minh hoàn tất việc tăng vốn điều lệ đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thay đổi mức vốn điều lệ được ghi trong giấy phép.
Văn bản này có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký. Trường hợp việc tăng vốn điều lệ chưa hoàn tất trong thời hạn cho phép, nếu Đại hội đồng cổ đông SCB thông qua việc thay đổi phương án tăng vốn điều lệ đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, văn bản này hết hiệu lực pháp lý./.
Bên cạnh việc chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu Hội đồng quản trị SCB báo cáo Đại hội đồng cổ đông gần nhất các nội dung thay đổi tại phương án tăng vốn điều lệ ngày 02/3/2013 so với phương án ngày 15/11/2012; chịu trách nhiệm về việc đảm bảo tại thời điểm tăng vốn, các cổ đông không sử dụng vối vay của chính SCB để góp vốn vào ngân hàng.
Ngoài ra, ngân hàng này phải tiến hành việc tăng vốn điều lệ, thực hiện các thủ tục pháp lý, chế độ thông tin, báo cáo liên quan đến việc tăng vốn điều lệ (bao gồm việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ) và thủ tục sửa đổi giấy phép với mức vốn điều lệ mới theo quy định của pháp luật; có văn bản kèm tài liệu chứng minh hoàn tất việc tăng vốn điều lệ đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thay đổi mức vốn điều lệ được ghi trong giấy phép.
Văn bản này có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký. Trường hợp việc tăng vốn điều lệ chưa hoàn tất trong thời hạn cho phép, nếu Đại hội đồng cổ đông SCB thông qua việc thay đổi phương án tăng vốn điều lệ đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, văn bản này hết hiệu lực pháp lý./.
Thúy Hà (Vietnam+)