Việt Nam được đánh giá là một trong 16 quốc gia có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học cao nhất thế giới, song nguồn tài nguyên này đang bị khai thác quá mức khiến nhiều loài bị tuyệt chủng.
Một trong những nguyên nhân trực tiếp và quan trọng dấn đến sự suy giảm này là việc buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp và tiêu dùng không bền vững động, thực vật hoang dã. Cùng với đó, việc quản lý, ngăn chặn của các ngành chức năng vẫn còn nhiều hạn chế.
Nước mắt “loài sách đỏ”
Hơn 10 năm làm báo, hàng trăm lần xuyên rừng điều tra, tìm hiểu về các loài sách đỏ, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã tận mắt chứng kiến rất nhiều con voi, linh trưởng, gấu, hổ, tê tê… bị bắn giết với những chiêu thức dã man, trước sự vô cảm của các nhà quản lý đối với nạn tàn sát hoang thú.
Anh chia sẻ, mọi loài trên thế giới đều có quyền tồn tại như nhau, dẫu nó to như con voi hay bé như con kiến.
“Nếu không yêu thiên nhiên, bạn sẽ không thấy đau đớn khi một con gà rừng đẹp bị bắn, treo cổ ra quốc lộ bán cho người ta về mổ thịt, hay như con voọc bị mổ bụng, giết thịt, ‘ép’ hút thuốc lá rồi đưa lên mạng khoe chiến tích bởi hai quân nhân như đã xảy ra vừa qua,” Đỗ Doãn Hoàng nói.
Không chỉ riêng gà rừng, voọc, mà những ai yêu quý voi hẳn đều đau xót khi số lượng voi nhà giảm 90% trong 50 năm qua, hiện nay chỉ còn khoảng 50 cá thể. Đau lòng hơn khi voi rừng hoang dã bị giết liên tục ở Tây Nguyên, khi cơ quan chức năng có các bộ phận mỗi thứ một nơi, kẻ xấu đã đập đầu, đục ngà đem đi bán.
Có thể nói, tình trạng săn bắn, giết mổ, buôn bán động vật hoang dã đang là bài toán nhức nhối đối với các nhà chức trách. Bên cạnh đó, việc một số cán bộ kiểm lâm còn “vô cảm” hay không làm tốt chức trách, đã khiến các loài sách đỏ phải đối mặt trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tiến sỹ Naomi Doak, Trưởng đại diện tổ chức TRAFFIC Đông Nam Á-Chương trình Tiểu vùng Mekong mở rộng cho rằng Việt Nam là nơi cư trú của các loài động thực vật hoang dã và cũng là nguồn cung cấp các sản phẩm, các loài hoang dã cho các thị trường nội địa và quốc tế.
Bà cho rằng rất ít loài được nuôi sinh sản vì mục đích thương mại, phần lớn các loài hoang dã bị buôn bán có nguồn gốc từ tự nhiên. Các địa điểm nuôi nhốt sinh sản thường được sử dụng là những nơi để hợp thức hóa các mẫu vật bị bắt từ tự nhiên thành buôn bán bất hợp pháp.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Văn Ngọc Thịnh (Giám đốc Chương trình bảo tồn WWF tại Việt Nam) khẳng định, Việt Nam là nơi trung chuyển của các loài động vật hoang dã bị cấm như Lào, Camphuchia, hay các loài có giá trị toàn cầu như sừng tê giác thu gom từ Nam Phi.
“Việc con tê giác cuối cùng ở Việt Nam bị tuyệt chủng năm 2011, là một cảnh báo đáng lo ngại đối với việc bảo tồn động vật quý hiếm. Một câu hỏi đặt ra: Tiếp theo sẽ là loài nào?” ông Thịnh nói.
Vị chuyên gia này cũng cho hay, hiện ở Việt Nam hổ chỉ còn 10-15 cá thể ngoài tự nhiên, voi chỉ còn khoảng 50 cá thể. Và, nếu cứ tốc độ tàn phá như hiện nay thì vài chục năm sau sẽ không còn một cá thể nào nữa.
Mạnh tay cứu động vật hoang dã
Theo Trưởng đại diện tổ chức TRAFFIC Đông Nam Á, thì việc thiếu giám sát, quản lý và thực thi luật pháp đối với tình trạng săn bắt, bẫy, giết các loài hoang dã đã khiến nhiều loài bị tuyệt chủng trong môi trường sống của mình.
Đơn cử như tê giác ở Nam Phi, loài này đã và đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, bởi nhu cầu sử dụng sừng để làm vị thuốc Đông y. Từ nhiều năm nay, sừng tê giác đang được đưa vào Việt Nam thông qua nhiều kênh như đường biển, hàng không và một số ít thông qua đường bộ, được chuyển từ Jonamnesburg (Nam Phi) qua Indonesia, Thái Lan, Singpore, Lào…
Ông Thịnh cho hay, việc xác định các loài quý hiếm này được vận chuyển vào Việt Nam rất khó nên việc thực thi pháp luật cũng chưa đủ để răn đe. Chính vì thế, việc buôn bán còn mang tính tràn lan. Các thị trường chợ đen ở Việt Nam cũng đang sử dụng kẽ hở pháp luật như vận chuyển động vật hoang dã bằng xe cứu thương…
Thực tế cho thấy, Việt Nam đã có một số văn bản bảo vệ động vật hoang dã. Ví dụ như Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Nghị định này nêu rõ các hành vi săn, bẫy, bắt, giữ, giết mổ, khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại, vận chuyển, chế biến, xuất khẩu hoặc nhập khẩu những loài được liệt kê, bao gồm cả tê giác có nguồn gốc từ Việt Nam, hoặc những sản phẩm của chúng đều là vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia đến từ các Trung tâm bảo tồn động thực vật hoang dã tại Việt Nam, luật còn chung chung, cơ quan thực thi pháp luật nhiều khi không thật sự ra tay, hoặc có vào cuộc nhưng không hiệu quả.
Bên cạnh đó, các hình phạt nhìn chung còn nhẹ, nhiều quyết định chưa rõ ràng; nhận thức về thực trạng và bảo tồn động vật còn nhiều hạn chế…
Thậm chí, nhiều khi cán bộ cơ sở nói là bất lực do ‘sát thủ thú rừng’ và các con buôn quá tinh vi, không thể triệt phá nổi.
“Điều quan trọng là Việt Nam cần có hành động mạnh mẽ hơn nữa nhằm phát hiện, bắt giữ và khởi tố cả người bán và người tiêu dùng những sản phẩm từ các loài hoang dã, bao gồm những kẻ buôn bán sừng tê giác và các sản phẩm từ gấu, da hổ... Có vậy, tình trạng tuyệt chủng động vật hoang dã mới không xảy ra,” tiến sỹ Naomi Doak khuyến nghị./.
Một trong những nguyên nhân trực tiếp và quan trọng dấn đến sự suy giảm này là việc buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp và tiêu dùng không bền vững động, thực vật hoang dã. Cùng với đó, việc quản lý, ngăn chặn của các ngành chức năng vẫn còn nhiều hạn chế.
Nước mắt “loài sách đỏ”
Hơn 10 năm làm báo, hàng trăm lần xuyên rừng điều tra, tìm hiểu về các loài sách đỏ, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã tận mắt chứng kiến rất nhiều con voi, linh trưởng, gấu, hổ, tê tê… bị bắn giết với những chiêu thức dã man, trước sự vô cảm của các nhà quản lý đối với nạn tàn sát hoang thú.
Anh chia sẻ, mọi loài trên thế giới đều có quyền tồn tại như nhau, dẫu nó to như con voi hay bé như con kiến.
“Nếu không yêu thiên nhiên, bạn sẽ không thấy đau đớn khi một con gà rừng đẹp bị bắn, treo cổ ra quốc lộ bán cho người ta về mổ thịt, hay như con voọc bị mổ bụng, giết thịt, ‘ép’ hút thuốc lá rồi đưa lên mạng khoe chiến tích bởi hai quân nhân như đã xảy ra vừa qua,” Đỗ Doãn Hoàng nói.
Không chỉ riêng gà rừng, voọc, mà những ai yêu quý voi hẳn đều đau xót khi số lượng voi nhà giảm 90% trong 50 năm qua, hiện nay chỉ còn khoảng 50 cá thể. Đau lòng hơn khi voi rừng hoang dã bị giết liên tục ở Tây Nguyên, khi cơ quan chức năng có các bộ phận mỗi thứ một nơi, kẻ xấu đã đập đầu, đục ngà đem đi bán.
Có thể nói, tình trạng săn bắn, giết mổ, buôn bán động vật hoang dã đang là bài toán nhức nhối đối với các nhà chức trách. Bên cạnh đó, việc một số cán bộ kiểm lâm còn “vô cảm” hay không làm tốt chức trách, đã khiến các loài sách đỏ phải đối mặt trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tiến sỹ Naomi Doak, Trưởng đại diện tổ chức TRAFFIC Đông Nam Á-Chương trình Tiểu vùng Mekong mở rộng cho rằng Việt Nam là nơi cư trú của các loài động thực vật hoang dã và cũng là nguồn cung cấp các sản phẩm, các loài hoang dã cho các thị trường nội địa và quốc tế.
Bà cho rằng rất ít loài được nuôi sinh sản vì mục đích thương mại, phần lớn các loài hoang dã bị buôn bán có nguồn gốc từ tự nhiên. Các địa điểm nuôi nhốt sinh sản thường được sử dụng là những nơi để hợp thức hóa các mẫu vật bị bắt từ tự nhiên thành buôn bán bất hợp pháp.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Văn Ngọc Thịnh (Giám đốc Chương trình bảo tồn WWF tại Việt Nam) khẳng định, Việt Nam là nơi trung chuyển của các loài động vật hoang dã bị cấm như Lào, Camphuchia, hay các loài có giá trị toàn cầu như sừng tê giác thu gom từ Nam Phi.
“Việc con tê giác cuối cùng ở Việt Nam bị tuyệt chủng năm 2011, là một cảnh báo đáng lo ngại đối với việc bảo tồn động vật quý hiếm. Một câu hỏi đặt ra: Tiếp theo sẽ là loài nào?” ông Thịnh nói.
Vị chuyên gia này cũng cho hay, hiện ở Việt Nam hổ chỉ còn 10-15 cá thể ngoài tự nhiên, voi chỉ còn khoảng 50 cá thể. Và, nếu cứ tốc độ tàn phá như hiện nay thì vài chục năm sau sẽ không còn một cá thể nào nữa.
Mạnh tay cứu động vật hoang dã
Theo Trưởng đại diện tổ chức TRAFFIC Đông Nam Á, thì việc thiếu giám sát, quản lý và thực thi luật pháp đối với tình trạng săn bắt, bẫy, giết các loài hoang dã đã khiến nhiều loài bị tuyệt chủng trong môi trường sống của mình.
Đơn cử như tê giác ở Nam Phi, loài này đã và đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, bởi nhu cầu sử dụng sừng để làm vị thuốc Đông y. Từ nhiều năm nay, sừng tê giác đang được đưa vào Việt Nam thông qua nhiều kênh như đường biển, hàng không và một số ít thông qua đường bộ, được chuyển từ Jonamnesburg (Nam Phi) qua Indonesia, Thái Lan, Singpore, Lào…
Ông Thịnh cho hay, việc xác định các loài quý hiếm này được vận chuyển vào Việt Nam rất khó nên việc thực thi pháp luật cũng chưa đủ để răn đe. Chính vì thế, việc buôn bán còn mang tính tràn lan. Các thị trường chợ đen ở Việt Nam cũng đang sử dụng kẽ hở pháp luật như vận chuyển động vật hoang dã bằng xe cứu thương…
Thực tế cho thấy, Việt Nam đã có một số văn bản bảo vệ động vật hoang dã. Ví dụ như Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Nghị định này nêu rõ các hành vi săn, bẫy, bắt, giữ, giết mổ, khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại, vận chuyển, chế biến, xuất khẩu hoặc nhập khẩu những loài được liệt kê, bao gồm cả tê giác có nguồn gốc từ Việt Nam, hoặc những sản phẩm của chúng đều là vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia đến từ các Trung tâm bảo tồn động thực vật hoang dã tại Việt Nam, luật còn chung chung, cơ quan thực thi pháp luật nhiều khi không thật sự ra tay, hoặc có vào cuộc nhưng không hiệu quả.
Bên cạnh đó, các hình phạt nhìn chung còn nhẹ, nhiều quyết định chưa rõ ràng; nhận thức về thực trạng và bảo tồn động vật còn nhiều hạn chế…
Thậm chí, nhiều khi cán bộ cơ sở nói là bất lực do ‘sát thủ thú rừng’ và các con buôn quá tinh vi, không thể triệt phá nổi.
“Điều quan trọng là Việt Nam cần có hành động mạnh mẽ hơn nữa nhằm phát hiện, bắt giữ và khởi tố cả người bán và người tiêu dùng những sản phẩm từ các loài hoang dã, bao gồm những kẻ buôn bán sừng tê giác và các sản phẩm từ gấu, da hổ... Có vậy, tình trạng tuyệt chủng động vật hoang dã mới không xảy ra,” tiến sỹ Naomi Doak khuyến nghị./.
Hùng Võ (Vietnam+)