HTML clipboard Kết quả báo cáo do Viện nghiên cứu Gia đình Australia (AIFS) công bố cho biết các cặp đôi sau khi ly hôn thường có xu hướng rơi vào tình trạng "quẫn bách" như nghèo đói, thiếu kỹ năng sống, thất nghiệp hoặc phải chịu đựng các chứng bệnh tâm lý nặng hơn các cặp đôi sống hạnh phúc với nhau trọn đời.
Kết quả trên cũng cho biết các cặp đôi ly hôn có con nhỏ thì tình trạng trên sẽ "nặng nề" hơn so với các cặp đôi có tuổi và con cái đã trưởng thành.
Vừa qua, AIFS cũng đã tiến hành hàng loạt các cuộc trưng cầu ý kiến nhằm cải tổ hệ thống luật gia đình tại Australia, cho thấy Tòa án Gia đình hiện đang phải giải quyết hàng loạt vụ liên quan tới quyền bảo hộ đối với các trẻ em nhỏ tuổi, chủ yếu sinh ra trong các gia đình bị tan vỡ, thiếu sự chăm sóc đầy đủ và thường xuyên xảy ra bạo lực.
Chính phủ Australia hiện đang xem xét báo cáo của AIFS trước khi đưa ra quyết định liệu có nên đóng góp ý kiến đối với dự luật "chia sẻ quyền nuôi con", vốn gây ra nhiều tranh cãi dưới thời cựu Thủ tướng John Howard, trước khi Quốc hội đưa ra xem xét và thông qua.
Nội dung của luật trên yêu cầu tòa án cần tiếp tục "theo sát quyền lợi tốt nhất đối với trẻ em nhằm duy trì mối quan hệ giữa chúng với các cặp vợ chồng sau khi ly hôn", đồng thời cân nhắc việc cân đối thời gian tương xứng đối với mỗi bậc cha mẹ nuôi nấng đứa con sau khi chia tay.
Chủ nhiệm báo cáo, Rae Kaspiew, nhấn mạnh hiện nay, đa số các cặp "kết thúc cuộc sống gia đình" tại các phiên tòa ly hôn đều còn rất trẻ, với độ tuổi trung bình từ 25-34, trong đó hơn một nửa số đó có con dưới 3 tuổi và chỉ 7% có con lớn hơn 12 tuổi.
Một vấn đề hết sức nan giải khác đó là tình trạng học vấn của các em sinh ra trong các gia đình ly hôn. Mức độ giáo dục của số này bao giờ cũng thấp hơn số được sinh ra trong các gia đình hạnh phúc, với ước tính cứ 3 em thì có 1 em chỉ học tới hết chương trình cấp 3 phổ thông.
Tỷ lệ thất nghiệp trong số các đối tượng ly hôn cũng cao hơn hẳn, một nửa số phụ nữ ly hôn không tìm được việc làm ổn định, trong khi chỉ 84% các ông bố ly hôn có việc làm. Cả hai tỷ lệ này đều thấp hơn hẳn so với các cặp đang sống cùng với nhau.
Bên cạnh đó, tỷ lệ các cặp chồng, vợ sau ly hôn "dính" vào tệ nạn như nghiện bia rượu, chất kích thích, ma túy, các bệnh tâm lý, cờ bạc cũng cao hơn. Một nửa số các bà mẹ sau khi ly dị thừa nhận họ "từng trải qua một trong các vấn đề" nêu trên./.
Kết quả trên cũng cho biết các cặp đôi ly hôn có con nhỏ thì tình trạng trên sẽ "nặng nề" hơn so với các cặp đôi có tuổi và con cái đã trưởng thành.
Vừa qua, AIFS cũng đã tiến hành hàng loạt các cuộc trưng cầu ý kiến nhằm cải tổ hệ thống luật gia đình tại Australia, cho thấy Tòa án Gia đình hiện đang phải giải quyết hàng loạt vụ liên quan tới quyền bảo hộ đối với các trẻ em nhỏ tuổi, chủ yếu sinh ra trong các gia đình bị tan vỡ, thiếu sự chăm sóc đầy đủ và thường xuyên xảy ra bạo lực.
Chính phủ Australia hiện đang xem xét báo cáo của AIFS trước khi đưa ra quyết định liệu có nên đóng góp ý kiến đối với dự luật "chia sẻ quyền nuôi con", vốn gây ra nhiều tranh cãi dưới thời cựu Thủ tướng John Howard, trước khi Quốc hội đưa ra xem xét và thông qua.
Nội dung của luật trên yêu cầu tòa án cần tiếp tục "theo sát quyền lợi tốt nhất đối với trẻ em nhằm duy trì mối quan hệ giữa chúng với các cặp vợ chồng sau khi ly hôn", đồng thời cân nhắc việc cân đối thời gian tương xứng đối với mỗi bậc cha mẹ nuôi nấng đứa con sau khi chia tay.
Chủ nhiệm báo cáo, Rae Kaspiew, nhấn mạnh hiện nay, đa số các cặp "kết thúc cuộc sống gia đình" tại các phiên tòa ly hôn đều còn rất trẻ, với độ tuổi trung bình từ 25-34, trong đó hơn một nửa số đó có con dưới 3 tuổi và chỉ 7% có con lớn hơn 12 tuổi.
Một vấn đề hết sức nan giải khác đó là tình trạng học vấn của các em sinh ra trong các gia đình ly hôn. Mức độ giáo dục của số này bao giờ cũng thấp hơn số được sinh ra trong các gia đình hạnh phúc, với ước tính cứ 3 em thì có 1 em chỉ học tới hết chương trình cấp 3 phổ thông.
Tỷ lệ thất nghiệp trong số các đối tượng ly hôn cũng cao hơn hẳn, một nửa số phụ nữ ly hôn không tìm được việc làm ổn định, trong khi chỉ 84% các ông bố ly hôn có việc làm. Cả hai tỷ lệ này đều thấp hơn hẳn so với các cặp đang sống cùng với nhau.
Bên cạnh đó, tỷ lệ các cặp chồng, vợ sau ly hôn "dính" vào tệ nạn như nghiện bia rượu, chất kích thích, ma túy, các bệnh tâm lý, cờ bạc cũng cao hơn. Một nửa số các bà mẹ sau khi ly dị thừa nhận họ "từng trải qua một trong các vấn đề" nêu trên./.
Tuấn Anh/Sydney (Vietnam+)