Hơn một tháng nay, nông dân trồng bưởi tại Bến Tre rất lo lắng trước hiện tượng xuất hiện loại sâu mới hại bưởi da xanh. Loại sâu này có màu hồng, thường chọn trái bưởi to, vỏ dày và đục thẳng vào ruột, khiến quả rụng chỉ trong khoảng vài tuần.
Theo bà Phạm Thị On, nông dân xã Mỹ Thạnh An, thành phố Bến Tre, từ giữa tháng 11 đến nay, vườn bưởi khoảng 1.000m2 của bà bị lây nhiễm loài sâu độc hại này và thiệt hại rất nặng.
“Tôi phải cắt bỏ hơn 70 trái, mà toàn trái to, khoảng 1,5kg/trái. Dù tiếc “đứt ruột” nhưng do sợ lây lan nên không còn cách nào khác, hễ thấy trái nào có dấu hiệu bị sâu đục là phải cắt bỏ,” bà On cho biết.
Cũng theo bà, sâu hồng chỉ nhỏ bằng đầu tăm, đục vỏ trái bưởi và ăn dần từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên. Nhiều người dân sợ lây nên mang bưởi đi chôn, hoặc cắt trái bưởi ra để đốt nhằm tiêu diệt loại sâu này nhưng không hiệu quả.
Tại huyện Mỏ Cày Bắc, nơi có diện tích bưởi da xanh lớn nhất tỉnh, tình trạng sâu hồng gây hại trên bưởi diễn ra còn trầm trọng hơn. Khoảng 2-3 tháng trở lại đây, nhiều hộ trồng bưởi đứng ngồi không yên vì bưởi rụng.
Bà Lê Thị Lan, xã Tân Thành Bình cho biết giá bưởi hiện khoảng 35.000 đồng/kg. Cứ mỗi quả rụng là nông dân mất trên 50.000 đồng.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre, hiện chưa có cách nào hữu hiệu để phòng trừ loại sâu này. Việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có thể “lợi bất cập hại” nên Chi cục khuyến cáo nông dân hạn chế sử dụng.
Bà con có thể sử dụng túi nilon, hoặc bao bọc bưởi (một loại túi chuyên dùng) để bao trái bưởi lại, hạn chế sâu bệnh tấn công. Người dân cũng nên bón vôi, thuốc Basudin dưới gốc để diệt nhộng, hoặc treo các túi long não trong vườn bưởi. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những cách đối phó bởi ngành nông nghiệp vẫn chưa tìm được cách thức hiệu quả để phòng trừ loại sâu này./.
Theo bà Phạm Thị On, nông dân xã Mỹ Thạnh An, thành phố Bến Tre, từ giữa tháng 11 đến nay, vườn bưởi khoảng 1.000m2 của bà bị lây nhiễm loài sâu độc hại này và thiệt hại rất nặng.
“Tôi phải cắt bỏ hơn 70 trái, mà toàn trái to, khoảng 1,5kg/trái. Dù tiếc “đứt ruột” nhưng do sợ lây lan nên không còn cách nào khác, hễ thấy trái nào có dấu hiệu bị sâu đục là phải cắt bỏ,” bà On cho biết.
Cũng theo bà, sâu hồng chỉ nhỏ bằng đầu tăm, đục vỏ trái bưởi và ăn dần từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên. Nhiều người dân sợ lây nên mang bưởi đi chôn, hoặc cắt trái bưởi ra để đốt nhằm tiêu diệt loại sâu này nhưng không hiệu quả.
Tại huyện Mỏ Cày Bắc, nơi có diện tích bưởi da xanh lớn nhất tỉnh, tình trạng sâu hồng gây hại trên bưởi diễn ra còn trầm trọng hơn. Khoảng 2-3 tháng trở lại đây, nhiều hộ trồng bưởi đứng ngồi không yên vì bưởi rụng.
Bà Lê Thị Lan, xã Tân Thành Bình cho biết giá bưởi hiện khoảng 35.000 đồng/kg. Cứ mỗi quả rụng là nông dân mất trên 50.000 đồng.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre, hiện chưa có cách nào hữu hiệu để phòng trừ loại sâu này. Việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có thể “lợi bất cập hại” nên Chi cục khuyến cáo nông dân hạn chế sử dụng.
Bà con có thể sử dụng túi nilon, hoặc bao bọc bưởi (một loại túi chuyên dùng) để bao trái bưởi lại, hạn chế sâu bệnh tấn công. Người dân cũng nên bón vôi, thuốc Basudin dưới gốc để diệt nhộng, hoặc treo các túi long não trong vườn bưởi. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những cách đối phó bởi ngành nông nghiệp vẫn chưa tìm được cách thức hiệu quả để phòng trừ loại sâu này./.
Hưng Thịnh (TTXNV)