Người dân Cộng hòa Síp sẽ tiếp cận được tài khoản ngân hàng của mình vào cuối ngày 28/3, sau gần hai tuần các ngân hàng đóng cửa.
Theo Ngân hàng trung ương Síp, các ngân hàng nước này, đóng cửa từ ngày 16/3, sẽ mở cửa trở lại vào chiều tối theo giờ Việt Nam ngày 28/3.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Síp, Michalis Sarris, đã áp đặt những giới hạn tạm thời để ngăn chặn sự suy yếu của các ngân hàng, vốn có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế yếu kém của quốc đảo này. Theo đó, các cá nhân không thể rút hơn 300 euro (385 USD)/ngày và các tấm séc không thể đổi thành tiền mặt, nếu nó không được phát hành từ ngân hàng tại một quốc gia khác.
Bên cạnh đó, trong các giao dịch thương mại, số tiền dưới 5.000 euro không bị giới hạn; từ 5.001-200.000 euro phải nhận được sự chấp thuận của Ngân hàng trung ương; trên 200.000 euro sẽ cần được cân nhắc dựa trên từng trường hợp.
Hãng AFP cho biết 5 container chở hàng tỷ euro đã được chuyển đến Ngân hàng trung ương Síp tại thủ đô Nicosia vào cuối ngày 27/3.
Theo thỏa thuận đạt được tại Brussels hôm 25/3, Síp phải tự huy động 5,8 tỷ euro, để nhận được gói cứu trợ trị giá 10 tỷ euro từ bộ ba chủ nợ gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Liên minh châu Âu (EU).
Cụ thể, Síp sẽ đóng cửa Laiki, ngân hàng lớn thứ hai của Síp, và buộc những người có lượng tiền gửi trên 100.000 euro vốn không được đảm bảo theo luật pháp EU phải chịu thua thiệt (thực chất là cưỡng bức xóa nợ một phần) để đổi lấy gói cứu trợ 10 tỷ euro (13 tỷ USD).
Ngoài ra, Síp cũng chấp thuận tiến hành những cải cách lớn đối với hệ thống ngân hàng. Các nhà quan sát nhận định chương trình cải cách sẽ tác động mạnh đến lượng tiền gửi, có trị giá ước tính 31 tỷ USD, của các doanh nghiệp và cá nhân Nga./.
Theo Ngân hàng trung ương Síp, các ngân hàng nước này, đóng cửa từ ngày 16/3, sẽ mở cửa trở lại vào chiều tối theo giờ Việt Nam ngày 28/3.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Síp, Michalis Sarris, đã áp đặt những giới hạn tạm thời để ngăn chặn sự suy yếu của các ngân hàng, vốn có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế yếu kém của quốc đảo này. Theo đó, các cá nhân không thể rút hơn 300 euro (385 USD)/ngày và các tấm séc không thể đổi thành tiền mặt, nếu nó không được phát hành từ ngân hàng tại một quốc gia khác.
Bên cạnh đó, trong các giao dịch thương mại, số tiền dưới 5.000 euro không bị giới hạn; từ 5.001-200.000 euro phải nhận được sự chấp thuận của Ngân hàng trung ương; trên 200.000 euro sẽ cần được cân nhắc dựa trên từng trường hợp.
Hãng AFP cho biết 5 container chở hàng tỷ euro đã được chuyển đến Ngân hàng trung ương Síp tại thủ đô Nicosia vào cuối ngày 27/3.
Theo thỏa thuận đạt được tại Brussels hôm 25/3, Síp phải tự huy động 5,8 tỷ euro, để nhận được gói cứu trợ trị giá 10 tỷ euro từ bộ ba chủ nợ gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Liên minh châu Âu (EU).
Cụ thể, Síp sẽ đóng cửa Laiki, ngân hàng lớn thứ hai của Síp, và buộc những người có lượng tiền gửi trên 100.000 euro vốn không được đảm bảo theo luật pháp EU phải chịu thua thiệt (thực chất là cưỡng bức xóa nợ một phần) để đổi lấy gói cứu trợ 10 tỷ euro (13 tỷ USD).
Ngoài ra, Síp cũng chấp thuận tiến hành những cải cách lớn đối với hệ thống ngân hàng. Các nhà quan sát nhận định chương trình cải cách sẽ tác động mạnh đến lượng tiền gửi, có trị giá ước tính 31 tỷ USD, của các doanh nghiệp và cá nhân Nga./.
Trà My (TTXVN)