Theo trang mạng theguardian.com, hai tác giả Anand Menon và Jonathan Portes đã có bài viết với tựa đề "Chúng ta đặt ra bốn thử nghiệm cho Brexit. Ba năm trôi qua, tất cả các thử nghiệm đều thất bại" đăng trên trang mạng theguardian.com.
Theo nội dung bài báo, có một câu hỏi được đặt ra lúc này, đó là Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu) có thành công không? Có lẽ, dịp kỷ niệm ba năm ngày diễn ra cuộc trưng cầu ý dân về Brexit là thời điểm tốt để đánh giá vấn đề.
Tháng 2/2017, tại Vương quốc Anh ở trong một châu Âu đang thay đổi, chúng ta đã đặt ra bốn "thử nghiệm" cho Brexit. Chúng ta đã cố tình không căn cứ vào những gì đang diễn ra trong các cuộc đàm phán giữa London và Brussels. Thay vào đó, chúng ta quyết định tập trung vào kết quả. Chúng ta lập luận rằng chiến dịch trưng cầu ý dân, mặc dù chia rẽ đất nước - như Brexit hiện nay, bộc lộ một số chủ đề chính làm cơ sở cho cuộc tranh luận chính trị ở Anh. Và có lẽ đáng ngạc nhiên là có nền tảng chung lớn trong toàn bộ cuộc trưng cầu ý dân về những gì chúng ta nên tìm cách đạt được với tư cách một quốc gia.
Nói chung, cả hai bên lập luận rằng Vương quốc Anh vẫn nên là một quốc gia cởi mở, hướng ngoại; rằng cả tăng trưởng kinh tế và sự gắn kết xã hội đều quan trọng; rằng chúng ta nên đầu tư và cải thiện các dịch vụ công cộng; và rằng chúng ta cần phải duy trì ảnh hưởng quốc tế của Anh trong khi vẫn giữ quyền kiểm soát dân chủ đối với vận mệnh của chính mình.
Ba năm, ba cuộc bỏ phiếu quan trọng, nhiều cuộc họp của Hội đồng châu Âu và ai biết được là có bao nhiêu phiên đàm phán đã diễn ra, cách tiếp cận của chúng ta đã được chứng minh là đúng. Trong khi thời điểm và hình thức của Brexit, nếu có, không rõ hơn so với năm 2017, các chủ đề tương tự - tăng trưởng, công bằng, cởi mở và kiểm soát, tiếp tục đóng khung cuộc tranh luận. Và vì vậy, chúng ta đã trở lại với các thử nghiệm của mình và cố gắng đánh giá chúng ta đã đạt được những gì.
Nhận định của chúng ta cho đến nay về tác động của Brexit là rõ ràng. Mặc dù những dự đoán về ngày tận thế của chặng đường còn lại chưa thành hiện thực, nhưng thiệt hại kinh tế là rất đáng kể. Việc bỏ phiếu rời EU không những gây ra cú sốc lạm phát chỉ xảy ra một lần, mà còn tác động dai dẳng hơn đến đầu tư, thương mại và di cư. Vì vậy, toàn bộ nền kinh tế đã phải gánh chịu, và Vương quốc Anh ở một mức độ nào đó đã trở thành một nền kinh tế ít cởi mở hơn.
Chúng ta cũng không trở thành một xã hội công bằng hơn. Rốt cuộc, tác động chính trị gây chấn động của Brexit có nghĩa là Vương quốc Anh đã mất kiểm soát, ít nhất là tạm thời, đối với một số khía cạnh của nền kinh tế trong tương lai.
Tuy nhiên, nói một cách giảm nhẹ thì đây là những bước đầu. Các thỏa thuận về thời kỳ quá độ được quy định trong thỏa thuận Brexit báo trước một thời kỳ tiếp tục như hiện nay. Mặc dù, điều đáng chú ý là Vương quốc Anh sẽ có ít ảnh hưởng đối với các chính sách của EU hơn khi không còn là một quốc gia thành viên, và do đó thậm chí còn ít có khả năng kiểm soát vận mệnh của chính mình hơn.
[Ba lần thất bại của thỏa thuận Brexit tại Quốc hội Anh]
Đánh giá của chúng tôi về triển vọng cho tương lai tất nhiên phải do dự hơn. Sự đồng thuận giữa các chuyên gia kinh tế đáng tin cậy - rằng Brexit nhìn chung sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế và tài chính công của Anh, vẫn còn nguyên.
Lưu ý rằng rất ít trong số những người đã công bố những dự báo này thấy cần thiết phải xem lại chúng. Thật vậy, sự đồng thuận đó (nếu có) đã được củng cố bởi những diễn biến cho đến nay, vì triển vọng của bất kỳ kịch bản Brexit nào vẫn cho phép duy trì tư cách thành viên thị trường duy nhất và quyền đi lại tự do dường như xa vời hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, vì lẽ đó, Vương quốc Anh sẽ được hưởng nhiều quyền kiểm soát hơn đối với một loạt các chính sách-thương mại, luật pháp và di cư - so với hiện tại. Thách thức của việc làm thế nào để biến lợi thế về chủ quyền đó thành nhận thức chân thực trong các cử tri rằng họ có tiếng nói thực sự sẽ là trung tâm của nền chính trị Anh hậu Brexit. Triển vọng của sự kiểm soát lớn hơn có nghĩa là câu hỏi về sự cởi mở vẫn còn để ngỏ. Một số rào cản mới trong giao dịch thương mại với EU dường như là không thể tránh khỏi. Có lẽ đáng ngạc nhiên là cho đến nay, những diễn biến trong cả đời sống chính trị và công luận ở Westminster có nghĩa là triển vọng về một chính sách nhập cư tương đối tự do có vẻ tốt hơn.
Vấn đề khó khăn và không chắc chắn nhất vẫn là những gì chính phủ tương lai sẽ làm để giải quyết sự bất mãn, ít nhất là một phần, đã dẫn đến việc bỏ phiếu ủng hộ Brexit. Nói cách khác là những gì có thể và sẽ được thực hiện để biến Vương quốc Anh thành một xã hội công bằng hơn.
Bà Theresa May đã nói về việc giải quyết "những bất công đang bùng nổ" trong xã hội chúng ta, và nhiều người - bất kể quan điểm của họ về Brexit ra sao, đã hy vọng về một "thời điểm lặp lại," với các chính sách mới để giải quyết những vấn đề cơ cấu đã bị lãng quên trong quá khứ.
Tuy nhiên, cho đến nay, chính phủ đơn giản là không có không gian, thời gian hoặc khả năng để phát triển các đề xuất và công cụ chính sách trong nước - về đầu tư (công và tư), kỹ năng, chính sách khu vực,.., cần thiết. Liệu sự thay đổi này sẽ diễn ra nếu Anh rời Liên minh châu Âu hay không? Thật không may, thành tựu của hệ thống chính trị của chúng ta trong ba năm qua kể từ cuộc trưng cầu ý dân hầu như không giúp nước Anh tự tin hơn.
Việc đấu đá nội bộ, chính phủ bị tê liệt và kèm theo đó là việc truyền thông tập trung vào quá trình Brexit ở Westminster (và đúng, một số người trong chúng ta phải chia sẻ trách nhiệm ở đây) đã làm giảm giá trị của bất kỳ cách tiếp cận nghiêm túc hoặc rõ ràng nào đối với các vấn đề quan trọng này. Hiện tại, có rất ít cơ hội điều này sẽ thay đổi - nhưng nếu chúng ta muốn Brexit thành công, hãy thay đổi nó./.