Ngày 6/1, đài truyền hình Na Uy NRK cho biết Chính quyền nước này đã nhận được một cuộc điện thoại đe dọa chỉ vài tháng trước cuộc tấn công kép ngày 22/7/2011 khiến 77 người thiệt mạng, nhưng cảnh sát đã không hay biết về cuộc gọi này.
Một người có giọng nói giống như tay súng Anders Behring Breivik đã nói về việc bắn vào các đoàn viên của Đảng Lao động cầm quyền với giọng trầm tĩnh. Người này cũng đã đọc một tuyên ngôn qua cuộc gọi điện thoại nói trên, diễn ra tháng 3/2011.
Do thấy nội dung có vẻ nghiêm trọng, người trực điện thoại đã ghi chép lại cuộc gọi, nhưng ghi chú đó không bao giờ được chuyển cho cảnh sát. “Cuộc gọi chưa bao giờ được coi là một mối đe dọa thực sự, mà chỉ là một cuộc đối thoại không đầu đũa và mơ hồ”, Margot Vaagdal, người đứng đầu trung tâm thông tin liên lạc của chính quyền, nói với AFP.
Ngày 22-7, Brehvik một kẻ cực hữu 32 tuổi, đã cho phát nổ một chiếc xe bên ngoài tào nhà chính quyền ở Oslo, làm tám người thiệt mạng. Sau đó, Brehvik tới Utoeya, cách Oslo 40 km về phía tây bắc, cải trang làm cảnh sát và bắn chết một cách có phương pháp và hệ thống 69 người đang tham gia một trại hè, hầu hết là thanh thiếu niên.
[Kẻ thảm sát ở Na Uy thoát án tù "nhờ" bị tâm thần?]
Cũng trong ngày hôm đó, Breivik đăng trên Internet một bản tuyên ngôn dài bày tỏ sự căm ghét với đạo Hồi và các quan điểm hòa hợp văn hóa. Theo NRK, người nhận điện thoại đã ghi lại lời đe dọa, tên của người gọi, số điện thoại và ngày diễn ra cuộc gọi. Tuy nhiên, trung tâm tiếp dân của chính quyền không cho biết liệu người gọi điện có đúng là Breivik hay không./.
Một người có giọng nói giống như tay súng Anders Behring Breivik đã nói về việc bắn vào các đoàn viên của Đảng Lao động cầm quyền với giọng trầm tĩnh. Người này cũng đã đọc một tuyên ngôn qua cuộc gọi điện thoại nói trên, diễn ra tháng 3/2011.
Do thấy nội dung có vẻ nghiêm trọng, người trực điện thoại đã ghi chép lại cuộc gọi, nhưng ghi chú đó không bao giờ được chuyển cho cảnh sát. “Cuộc gọi chưa bao giờ được coi là một mối đe dọa thực sự, mà chỉ là một cuộc đối thoại không đầu đũa và mơ hồ”, Margot Vaagdal, người đứng đầu trung tâm thông tin liên lạc của chính quyền, nói với AFP.
Ngày 22-7, Brehvik một kẻ cực hữu 32 tuổi, đã cho phát nổ một chiếc xe bên ngoài tào nhà chính quyền ở Oslo, làm tám người thiệt mạng. Sau đó, Brehvik tới Utoeya, cách Oslo 40 km về phía tây bắc, cải trang làm cảnh sát và bắn chết một cách có phương pháp và hệ thống 69 người đang tham gia một trại hè, hầu hết là thanh thiếu niên.
[Kẻ thảm sát ở Na Uy thoát án tù "nhờ" bị tâm thần?]
Cũng trong ngày hôm đó, Breivik đăng trên Internet một bản tuyên ngôn dài bày tỏ sự căm ghét với đạo Hồi và các quan điểm hòa hợp văn hóa. Theo NRK, người nhận điện thoại đã ghi lại lời đe dọa, tên của người gọi, số điện thoại và ngày diễn ra cuộc gọi. Tuy nhiên, trung tâm tiếp dân của chính quyền không cho biết liệu người gọi điện có đúng là Breivik hay không./.
Hải Minh (AFP/Vietnam+)