Tuy đã sang những ngày đầu tháng Bảy âm lịch nhưng những cửa hàng bán vàng mã trên phố Hàng Mã, Hà Nội vẫn khá im lìm. Theo các chủ cửa hàng, việc mua bán "đồ dùng" cho người cõi âm năm nay có vẻ kém sôi động.
Đìu hiu người mua sắm
Năm nay, các mặt hàng vàng mã vẫn rất đa dạng. Từ vật dụng nhỏ nhất như chiếc nón, đôi dép, đến những đồ dùng hiện đại như ôtô, nhà cao tầng đều được làm rất tinh xảo cả về màu sắc đến kiểu dáng. Tuy nhiên, tình hình mua sắm có vẻ kém sôi động.
Chị Trần Thị Nhung - một người bán hàng mã lâu năm, vừa bày hàng vừa than thở: "Năm nay hàng ế hơn mọi năm. Bằng giờ này năm ngoái, tôi phải thuê thêm người mới bán kịp hàng cho khách nhưng năm nay chẳng bán được là bao."
Chị Nhung cũng cho biết thêm: "Những năm trước, các mặt hàng ôtô hay nhà cao tầng rất được ưa chuộng, nhưng năm nay chỉ bán được rất ít, khách hàng chủ yếu mua các mặt hàng thông dụng như tiền vàng, quần áo."
Theo chị Nhung, đây là những thứ đồ dùng không thể thiếu trong bộ lễ vật dâng lên người âm, mặt khác, giá các vật dụng này cũng phải chăng, người bình dân cũng có thể mua được...
Cửa hàng của chị Lan Hương gần đó cũng trong tình trạng trầm lắng. Chị cho biết, cả ngày mới có vài ba người khách mua lẻ.
Theo chị Hương, tầm này năm ngoái, cửa hàng của chị đã tấp nập người mua buôn và đặt hàng qua điện thoại, có gia đình mua tới gần chục triệu đồng tiền vàng mã, nhưng năm nay người mua nhiều nhất chưa tới 5 triệu đồng.
Trước tình trạng trên, chị Hương cũng như nhiều người kinh doanh ở đây phải hạn chế nhập hàng vì sợ không bán hết.
Giá cả không tăng nhiều
Một chủ cửa hàng vàng mã khác cho biết giá các mặt hàng năm nay tăng hơn năm ngoái chút ít, mức tăng khoảng từ 3.000-50.000 đồng/món hàng. Cụ thể, quần áo có giá khoảng 20.000-25.000 đồng/bộ; ngựa to từ 60.000-80.000 đồng/con; một ngôi nhà cao tầng với tất cả vật dụng sinh hoạt như tivi, tủ lạnh, giường, chăn, gối, bếp gas, bát, đũa... có giá từ 300.000-600.000 đồng.
Người chủ này cho biết thêm giá các mặt hàng tăng là do chi phí xăng dầu, giấy cao hơn năm ngoái.
Chị Lê Mai (Cầu Giấy) vừa mua hàng vừa cho hay: "Việc đốt vàng mã cho người đã khuất vào tháng 7 đã ăn sâu vào đời sống tâm linh người dân Việt Nam. Vì vậy, năm nào tôi cũng sắm sửa quần áo cho ông bà. Để tránh lãng phí, gia đình tôi chỉ mua những vật dụng thông dụng nhất như quần áo, chén bát."
Theo tính toán của chị, chi phí trọn bộ lễ vật đơn giản nhất khoảng 40.000-50.000 đồng./.
Đìu hiu người mua sắm
Năm nay, các mặt hàng vàng mã vẫn rất đa dạng. Từ vật dụng nhỏ nhất như chiếc nón, đôi dép, đến những đồ dùng hiện đại như ôtô, nhà cao tầng đều được làm rất tinh xảo cả về màu sắc đến kiểu dáng. Tuy nhiên, tình hình mua sắm có vẻ kém sôi động.
Chị Trần Thị Nhung - một người bán hàng mã lâu năm, vừa bày hàng vừa than thở: "Năm nay hàng ế hơn mọi năm. Bằng giờ này năm ngoái, tôi phải thuê thêm người mới bán kịp hàng cho khách nhưng năm nay chẳng bán được là bao."
Chị Nhung cũng cho biết thêm: "Những năm trước, các mặt hàng ôtô hay nhà cao tầng rất được ưa chuộng, nhưng năm nay chỉ bán được rất ít, khách hàng chủ yếu mua các mặt hàng thông dụng như tiền vàng, quần áo."
Theo chị Nhung, đây là những thứ đồ dùng không thể thiếu trong bộ lễ vật dâng lên người âm, mặt khác, giá các vật dụng này cũng phải chăng, người bình dân cũng có thể mua được...
Cửa hàng của chị Lan Hương gần đó cũng trong tình trạng trầm lắng. Chị cho biết, cả ngày mới có vài ba người khách mua lẻ.
Theo chị Hương, tầm này năm ngoái, cửa hàng của chị đã tấp nập người mua buôn và đặt hàng qua điện thoại, có gia đình mua tới gần chục triệu đồng tiền vàng mã, nhưng năm nay người mua nhiều nhất chưa tới 5 triệu đồng.
Trước tình trạng trên, chị Hương cũng như nhiều người kinh doanh ở đây phải hạn chế nhập hàng vì sợ không bán hết.
Giá cả không tăng nhiều
Một chủ cửa hàng vàng mã khác cho biết giá các mặt hàng năm nay tăng hơn năm ngoái chút ít, mức tăng khoảng từ 3.000-50.000 đồng/món hàng. Cụ thể, quần áo có giá khoảng 20.000-25.000 đồng/bộ; ngựa to từ 60.000-80.000 đồng/con; một ngôi nhà cao tầng với tất cả vật dụng sinh hoạt như tivi, tủ lạnh, giường, chăn, gối, bếp gas, bát, đũa... có giá từ 300.000-600.000 đồng.
Người chủ này cho biết thêm giá các mặt hàng tăng là do chi phí xăng dầu, giấy cao hơn năm ngoái.
Chị Lê Mai (Cầu Giấy) vừa mua hàng vừa cho hay: "Việc đốt vàng mã cho người đã khuất vào tháng 7 đã ăn sâu vào đời sống tâm linh người dân Việt Nam. Vì vậy, năm nào tôi cũng sắm sửa quần áo cho ông bà. Để tránh lãng phí, gia đình tôi chỉ mua những vật dụng thông dụng nhất như quần áo, chén bát."
Theo tính toán của chị, chi phí trọn bộ lễ vật đơn giản nhất khoảng 40.000-50.000 đồng./.
Tô Hoan (Báo Tin Tức/Vietnam+)