Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài và sông, kênh rạch chằng chịt, tạothuận lợi cho người dân sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản.
Những năm gầnđây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, không ít đoạn sông bịsạt lở, nhiều đoạn bờ biển không còn rừng phòng hộ khiến đời sống và sản xuấtcủa người dân trở nên khó khăn hơn.
Theo ông Đỗ Vũ Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh AnGiang, vào mùa mưa, khoảng 45 đoạn sông trên địa bàn tỉnh có nguy cơ sạt lở vớimức độ từ nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng, tập trung chủ yếu tại những đoạnven sông Tiền và sông Hậu với tổng chiều dài sạt lở lên đến gần 100 km.
Riêng vùng Tân Châu, Phú Tân…với chiều dài sạt lở bình quân 15-20 m/năm, trảidài theo những bờ sông. Ngoài ra, sạt lở còn làm cho nhiều nhà dân lún sụtxuống.
Có những đoạn lở nghiêm trọng, bị xâm thực với chiều dài khoảng 2,5 km. Đặcbiệt là tại địa bàn xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, sạt lở đã làm mất một phần lớndiện tích đất và đường giao thông.
Anh Võ Văn Tuấn, sống tại số 46/3 khóm Bình Thới 1, phường Bình Khánh, thành phốLong Xuyên, tỉnh An Giang cho biết trước đây, đoạn sông qua phường Bình Khánhhẹp, ít tàu, ghe qua lại. 3 năm gần đây, tàu ghe qua lại nhiều, thêm vào đó làhoạt động khai thác cát trái phép đã gây sạt lở ngày càng nặng, làm nhà anh mất30m đất.
[Xuất hiện nhiều điểm sạt lở ven sông Tiền, sông Hậu]
Những đoạn bờ biển của đồng bằng sông Cửu Long cũng đang trong tình trạng bị đedọa không kém. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, nằm dọctheo đê biển Kiên Giang là 200 km rừng phòng hộ nhưng triều cường, gió to, sónglớn đã làm sạt lở, ảnh hưởng khoảng 79 km rừng, trong đó lở mạnh 52 km.
Sạt lở bờ biển còn làm cho các loài thủy hải sản di chuyển đến nơi khác, gâythiệt hại không nhỏ đến điều kiện sinh sống, đánh bắt của người dân ven biển.Mặt khác, gần 20km đê bằng đất của tỉnh có nguy cơ vỡ và xói lở một phần khiếnmặn xâm thực sâu vào nội đồng, ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và các giống câytrồng, vật nuôi ven biển.
Bên cạnh đó, những nỗ lực trồng lại rừng còn nhiều hạn chế và chưa có mô hìnhtrồng rừng thích hợp ở những vị trí bị xói lở.
Chị Châu Thị Phượng, ngụ tại ấp 9A, xã Thuận Hòa, huyện An Minh, Kiên Giang chobiết gia đình chị và một vài hộ góp vốn đầu tư 30 triệu đồng để nuôi sò. Nhưngtừ khi thả sò đến nay, khoảng 2 tháng, sóng đánh dạt bãi sò từ 20-30m, làm sò bịtrôi đi, số lượng còn lại trong bãi rất ít.
Cùng tình trạng sạt lở bờ biển do sóng đánh mạnh, đê biển Tây của tỉnh Cà Maudài hơn 90km thì có hơn 40km bị lở mạnh do sóng biển gió mùa Tây Nam đánh trựctiếp vào bờ. Dọc bờ biển có 4 vị trí sạt lở xung yếu với chiều dài gần 1 km, cóđoạn bị sóng đánh mất rừng phòng hộ và đe dọa cả đê biển, thậm chí có nơi chỉcòn 2-3m là vỡ đê.
Ông Nguyễn Long Hoai, Chi Cục trưởng Chi cục thủy lợi Cà Mau cho rằng sạt lởkhông những đe dọa đê biển mà còn đe dọa đến 10.000ha đất sản xuất của ngườidân.
Qua đánh giá của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, đơn vị chức năng, mặcdù bão và áp thấp nhiệt đới hàng năm xảy ra trên biển đông cách xa bờ biển CàMau nhưng bờ biển Cà Mau luôn đối mặt với sóng, gió từ cấp 6 đến cấp 7, đánhtrực tiếp vào bờ. Có những vị trí trong vòng 1 năm mất đi hơn 50m.
Những năm gần đây, lượng phù sa thay đổi thất thường cũng gây nên sạt lở dọcbờ biển này./.
Những năm gầnđây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, không ít đoạn sông bịsạt lở, nhiều đoạn bờ biển không còn rừng phòng hộ khiến đời sống và sản xuấtcủa người dân trở nên khó khăn hơn.
Theo ông Đỗ Vũ Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh AnGiang, vào mùa mưa, khoảng 45 đoạn sông trên địa bàn tỉnh có nguy cơ sạt lở vớimức độ từ nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng, tập trung chủ yếu tại những đoạnven sông Tiền và sông Hậu với tổng chiều dài sạt lở lên đến gần 100 km.
Riêng vùng Tân Châu, Phú Tân…với chiều dài sạt lở bình quân 15-20 m/năm, trảidài theo những bờ sông. Ngoài ra, sạt lở còn làm cho nhiều nhà dân lún sụtxuống.
Có những đoạn lở nghiêm trọng, bị xâm thực với chiều dài khoảng 2,5 km. Đặcbiệt là tại địa bàn xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, sạt lở đã làm mất một phần lớndiện tích đất và đường giao thông.
Anh Võ Văn Tuấn, sống tại số 46/3 khóm Bình Thới 1, phường Bình Khánh, thành phốLong Xuyên, tỉnh An Giang cho biết trước đây, đoạn sông qua phường Bình Khánhhẹp, ít tàu, ghe qua lại. 3 năm gần đây, tàu ghe qua lại nhiều, thêm vào đó làhoạt động khai thác cát trái phép đã gây sạt lở ngày càng nặng, làm nhà anh mất30m đất.
[Xuất hiện nhiều điểm sạt lở ven sông Tiền, sông Hậu]
Những đoạn bờ biển của đồng bằng sông Cửu Long cũng đang trong tình trạng bị đedọa không kém. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, nằm dọctheo đê biển Kiên Giang là 200 km rừng phòng hộ nhưng triều cường, gió to, sónglớn đã làm sạt lở, ảnh hưởng khoảng 79 km rừng, trong đó lở mạnh 52 km.
Sạt lở bờ biển còn làm cho các loài thủy hải sản di chuyển đến nơi khác, gâythiệt hại không nhỏ đến điều kiện sinh sống, đánh bắt của người dân ven biển.Mặt khác, gần 20km đê bằng đất của tỉnh có nguy cơ vỡ và xói lở một phần khiếnmặn xâm thực sâu vào nội đồng, ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và các giống câytrồng, vật nuôi ven biển.
Bên cạnh đó, những nỗ lực trồng lại rừng còn nhiều hạn chế và chưa có mô hìnhtrồng rừng thích hợp ở những vị trí bị xói lở.
Chị Châu Thị Phượng, ngụ tại ấp 9A, xã Thuận Hòa, huyện An Minh, Kiên Giang chobiết gia đình chị và một vài hộ góp vốn đầu tư 30 triệu đồng để nuôi sò. Nhưngtừ khi thả sò đến nay, khoảng 2 tháng, sóng đánh dạt bãi sò từ 20-30m, làm sò bịtrôi đi, số lượng còn lại trong bãi rất ít.
Cùng tình trạng sạt lở bờ biển do sóng đánh mạnh, đê biển Tây của tỉnh Cà Maudài hơn 90km thì có hơn 40km bị lở mạnh do sóng biển gió mùa Tây Nam đánh trựctiếp vào bờ. Dọc bờ biển có 4 vị trí sạt lở xung yếu với chiều dài gần 1 km, cóđoạn bị sóng đánh mất rừng phòng hộ và đe dọa cả đê biển, thậm chí có nơi chỉcòn 2-3m là vỡ đê.
Ông Nguyễn Long Hoai, Chi Cục trưởng Chi cục thủy lợi Cà Mau cho rằng sạt lởkhông những đe dọa đê biển mà còn đe dọa đến 10.000ha đất sản xuất của ngườidân.
Qua đánh giá của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, đơn vị chức năng, mặcdù bão và áp thấp nhiệt đới hàng năm xảy ra trên biển đông cách xa bờ biển CàMau nhưng bờ biển Cà Mau luôn đối mặt với sóng, gió từ cấp 6 đến cấp 7, đánhtrực tiếp vào bờ. Có những vị trí trong vòng 1 năm mất đi hơn 50m.
Những năm gần đây, lượng phù sa thay đổi thất thường cũng gây nên sạt lở dọcbờ biển này./.
Hồng Nhung-Việt Âu (TTXVN)