Bất cứ mùa mưa hay mùa nắng, tuyến đê biển Tây thuộc tỉnh Cà Mau luôn là vấn đề gây nhức nhối cho chính quyền địa phương, bởi tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng.
Liên tục trong tuần này ở Cà Mau có mưa to, biển động mạnh, đê bị sóng biển uy hiếp. Nếu đê biển bị vỡ, không chỉ ảnh hường đến hàng trăm hộ dân hiện đang sinh sống ven biển Tây, mà còn hủy hoại trên 200.000ha đất sản xuất nằm bên trong đê.
Trước tình trạng trên, cứ vào mùa mưa, chính quyền địa phương phải chi năm bảy tỷ đồng để bồi đắp, dùng cây gổ để chắn sóng, huy động hàng trăm lực lượng lao động bảo vệ đê. Mặc dù tốn kém, nhưng hiệu quả không cao. Hiện nay nhiều đoạn của đê biển Tây hầu như nước biển tràn tới chân đê, nguy cơ vỡ đê rất cao.
Các chuyên gia cho rằng, gỉải pháp tốt nhất để bảo vệ đê biển Tây là làm bờ kè bằng bê tông. Tuy nhiên, theo tính toán sơ bộ thì chi phí cho dự án bờ kè đê biển Tây quá lớn (trên 1.000 tỷ đồng), khả năng tài chính của địa phương không đáp ứng được.
Trước tình hình trên, có nhiều ý kiến cho rằng, cần làm bờ kè ở những đoạn xung yếu, mỗi năm làm một ít, làm đoạn nào kiên cố chắc chắn đoạn ấy. Giải pháp này được cho là thực tế và khả thi.
Đê biển Tây nằm ở ven biển phía Tây thuộc tỉnh Cà Mau, có chiều dài gần 100km, nối liền với tỉnh Kiên Giang. Năm 1980 tỉnh Cà Mau đã chi gần 100 tỷ đồng để làm đê nhằm ngăn mặn, giữ ngọt cho trên 200.000ha đất sản xuất.
Ngoài ra, đê biển còn là đường giao thông phục vụ phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng. Hai mươi năm trước, đê biển cách biển 30m, nhưng bây giờ nước biển đã tràn ngập tới chân đê, cho thấy tình trạng sạt lở đê biển Tây là rất nghiêm trọng.
Xây bờ kè cho dù tốn kém, nhưng đây là giải pháp căn bản để cứu đê biển Tây, nhất là tình trạng biển đổi khí hậu làm cho mực nước biển ngày càng dâng cao như hiện nay./.
Liên tục trong tuần này ở Cà Mau có mưa to, biển động mạnh, đê bị sóng biển uy hiếp. Nếu đê biển bị vỡ, không chỉ ảnh hường đến hàng trăm hộ dân hiện đang sinh sống ven biển Tây, mà còn hủy hoại trên 200.000ha đất sản xuất nằm bên trong đê.
Trước tình trạng trên, cứ vào mùa mưa, chính quyền địa phương phải chi năm bảy tỷ đồng để bồi đắp, dùng cây gổ để chắn sóng, huy động hàng trăm lực lượng lao động bảo vệ đê. Mặc dù tốn kém, nhưng hiệu quả không cao. Hiện nay nhiều đoạn của đê biển Tây hầu như nước biển tràn tới chân đê, nguy cơ vỡ đê rất cao.
Các chuyên gia cho rằng, gỉải pháp tốt nhất để bảo vệ đê biển Tây là làm bờ kè bằng bê tông. Tuy nhiên, theo tính toán sơ bộ thì chi phí cho dự án bờ kè đê biển Tây quá lớn (trên 1.000 tỷ đồng), khả năng tài chính của địa phương không đáp ứng được.
Trước tình hình trên, có nhiều ý kiến cho rằng, cần làm bờ kè ở những đoạn xung yếu, mỗi năm làm một ít, làm đoạn nào kiên cố chắc chắn đoạn ấy. Giải pháp này được cho là thực tế và khả thi.
Đê biển Tây nằm ở ven biển phía Tây thuộc tỉnh Cà Mau, có chiều dài gần 100km, nối liền với tỉnh Kiên Giang. Năm 1980 tỉnh Cà Mau đã chi gần 100 tỷ đồng để làm đê nhằm ngăn mặn, giữ ngọt cho trên 200.000ha đất sản xuất.
Ngoài ra, đê biển còn là đường giao thông phục vụ phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng. Hai mươi năm trước, đê biển cách biển 30m, nhưng bây giờ nước biển đã tràn ngập tới chân đê, cho thấy tình trạng sạt lở đê biển Tây là rất nghiêm trọng.
Xây bờ kè cho dù tốn kém, nhưng đây là giải pháp căn bản để cứu đê biển Tây, nhất là tình trạng biển đổi khí hậu làm cho mực nước biển ngày càng dâng cao như hiện nay./.
Trần Thành Nên (TTXVN/Vietnam+)