Cho đến thời điểm này, đã qua 9 ngày xảy ra sự cố sạt lở đường dẫn cầu Trà Niền (tuyến tỉnh bộ 923) thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ làm 2 người thiệt mạng, thế nhưng vẫn chưa có cá nhân, đơn vị nào liên quan chỉ ra được nguyên nhân sự cố.
Chiều 15/3, Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức cuộc họp với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan đến thi công cầu Trà Niền để xác định nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục.
Do chưa tìm được đích xác nguyên nhân nên chưa thể quy trách nhiệm về sự việc đáng tiếc kể trên. Điều này còn dẫn đến việc chậm trễ trong triển khai các giải pháp khắc phục sự cố.
Tại hiện trường, 9 ngày qua, cầu Trà Niền vẫn được lực lượng công an bảo vệ nguyên vẹn để phục vụ cho công tác điều tra. Các đơn vị nghiệp vụ đang tiếp cận hồ sơ thiết kế và thi công để phối hợp tìm nguyên nhân.
Khổ nhất vẫn là người dân muốn lưu thông trên tuyến đường này phải trải qua nổi khổ “luỵ phà” - 3.000 đồng đối với xe gắn máy và 500 đồng đối với khách bộ hành. Tình trạng này kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro trên sông nước, huyện phải cắt cử lực lượng phối hợp thanh tra giao thông thay nhau trực giám sát tải trọng người và xe lên xuống phà mỗi ngày.
Công trình cầu Trà Niền do Sở Giao thông vận tải Cần Thơ làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là Công ty cổ phần giao thông cầu 72 (trực thuộc Bộ Giao thông vận tải). Trung tâm nghiên cứu công nghệ và thiết bị công nghiệp (trường đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh) là đơn vị thiết kế, Công ty cổ phần tư vấn thiết kế công trình giao thông miền Nam, Sở xây dựng, Công an thành phố Cần Thơ và huyện Phong Điền với vai trò đồng giám sát.
Công trình có tổng số vốn đầu tư trên 40 tỷ đồng được xây dựng để thay thế cầu Trà Niền cũ đã xuống cấp. Công trình khởi công từ 3/9/2007 và sau đó đến 2009 được điều chỉnh thiết kế từ đắp đường dẫn bằng đất mái đá sang đổ bê tông tường chắn. Công trình đã thông xe kỹ thuật trước Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, dự kiến khánh thành vào ngày 30/4.
Theo báo cáo của đơn vị thi công, quá trình thi công không có hiện tượng sụt lún nhưng sau sự cố, dư luận cho rằng những đơn vị có trách nhiệm đã bỏ qua khảo sát địa chất và quá trình thi công mặc dù đã có nhiều thông tin cảnh báo về chất lượng cầu nhưng không được đơn vị có chức năng xem xét.
Nhiều năm qua, tuyến tỉnh lộ 923 (là con đường lịch sử tên Lộ Vòng Cung) thường xuyên xảy ra nhiều khu vực sạt lở nghiêm trọng. Hiện trên tuyến tỉnh lộ này có 7 cây cầu (bêtông dự ứng lực) đang xây dựng, sau sự cố Cầu Trà Niền, thành phố Cần Thơ đã cho khảo sát đánh giá tổng thể các cầu còn lại trên toàn tuyến. Kết quả cho thấy có 3 cầu (Ông Đề, Tràng Tiền, Cái Sơn) đang có nguy cơ sạt lở tương tự cần phải tiếp tục xem xét điều chỉnh thiết kế để đảm bảo độ an toàn sau khi đưa vào sử dụng.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ đồng ý giải pháp trước mắt của huyện Phong Điền là đầu tư 280 triệu đồng mở tuyến đường dân sinh mới (phía trong và song song với cầu gặp sự cố) để phục vụ cho khách bộ hành và xe hai bánh.
Ông Sơn đề nghị khẩn trương chọn một đơn vị thứ ba có đủ năng lực phương tiện tầm soát, giám định chất lượng thi công móng, trụ, bờ kè dường dẫn… của cầu Trà Niền; phối hợp với cơ quan công an thành lập đoàn khảo sát để sớm có kết luận chính xác nguyên nhân, giúp cho việc tìm chọn giải pháp tốt nhất khắc phục sự cố đồng thời giám sát đánh giá lại địa hình, địa chất, chế độ thủy lực, thủy văn làm cơ sở điều chỉnh thiết kế, gia cố cầu, đường đảm bảo an toàn trên toàn tuyến một cách căn cơ lâu dài /.
Chiều 15/3, Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức cuộc họp với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan đến thi công cầu Trà Niền để xác định nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục.
Do chưa tìm được đích xác nguyên nhân nên chưa thể quy trách nhiệm về sự việc đáng tiếc kể trên. Điều này còn dẫn đến việc chậm trễ trong triển khai các giải pháp khắc phục sự cố.
Tại hiện trường, 9 ngày qua, cầu Trà Niền vẫn được lực lượng công an bảo vệ nguyên vẹn để phục vụ cho công tác điều tra. Các đơn vị nghiệp vụ đang tiếp cận hồ sơ thiết kế và thi công để phối hợp tìm nguyên nhân.
Khổ nhất vẫn là người dân muốn lưu thông trên tuyến đường này phải trải qua nổi khổ “luỵ phà” - 3.000 đồng đối với xe gắn máy và 500 đồng đối với khách bộ hành. Tình trạng này kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro trên sông nước, huyện phải cắt cử lực lượng phối hợp thanh tra giao thông thay nhau trực giám sát tải trọng người và xe lên xuống phà mỗi ngày.
Công trình cầu Trà Niền do Sở Giao thông vận tải Cần Thơ làm chủ đầu tư, đơn vị thi công là Công ty cổ phần giao thông cầu 72 (trực thuộc Bộ Giao thông vận tải). Trung tâm nghiên cứu công nghệ và thiết bị công nghiệp (trường đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh) là đơn vị thiết kế, Công ty cổ phần tư vấn thiết kế công trình giao thông miền Nam, Sở xây dựng, Công an thành phố Cần Thơ và huyện Phong Điền với vai trò đồng giám sát.
Công trình có tổng số vốn đầu tư trên 40 tỷ đồng được xây dựng để thay thế cầu Trà Niền cũ đã xuống cấp. Công trình khởi công từ 3/9/2007 và sau đó đến 2009 được điều chỉnh thiết kế từ đắp đường dẫn bằng đất mái đá sang đổ bê tông tường chắn. Công trình đã thông xe kỹ thuật trước Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, dự kiến khánh thành vào ngày 30/4.
Theo báo cáo của đơn vị thi công, quá trình thi công không có hiện tượng sụt lún nhưng sau sự cố, dư luận cho rằng những đơn vị có trách nhiệm đã bỏ qua khảo sát địa chất và quá trình thi công mặc dù đã có nhiều thông tin cảnh báo về chất lượng cầu nhưng không được đơn vị có chức năng xem xét.
Nhiều năm qua, tuyến tỉnh lộ 923 (là con đường lịch sử tên Lộ Vòng Cung) thường xuyên xảy ra nhiều khu vực sạt lở nghiêm trọng. Hiện trên tuyến tỉnh lộ này có 7 cây cầu (bêtông dự ứng lực) đang xây dựng, sau sự cố Cầu Trà Niền, thành phố Cần Thơ đã cho khảo sát đánh giá tổng thể các cầu còn lại trên toàn tuyến. Kết quả cho thấy có 3 cầu (Ông Đề, Tràng Tiền, Cái Sơn) đang có nguy cơ sạt lở tương tự cần phải tiếp tục xem xét điều chỉnh thiết kế để đảm bảo độ an toàn sau khi đưa vào sử dụng.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ đồng ý giải pháp trước mắt của huyện Phong Điền là đầu tư 280 triệu đồng mở tuyến đường dân sinh mới (phía trong và song song với cầu gặp sự cố) để phục vụ cho khách bộ hành và xe hai bánh.
Ông Sơn đề nghị khẩn trương chọn một đơn vị thứ ba có đủ năng lực phương tiện tầm soát, giám định chất lượng thi công móng, trụ, bờ kè dường dẫn… của cầu Trà Niền; phối hợp với cơ quan công an thành lập đoàn khảo sát để sớm có kết luận chính xác nguyên nhân, giúp cho việc tìm chọn giải pháp tốt nhất khắc phục sự cố đồng thời giám sát đánh giá lại địa hình, địa chất, chế độ thủy lực, thủy văn làm cơ sở điều chỉnh thiết kế, gia cố cầu, đường đảm bảo an toàn trên toàn tuyến một cách căn cơ lâu dài /.
Trần Khánh Linh (Vietnam+)