Thủ tướng Chính phủ vừa có Văn bản 2219/TTg-ĐMDN về việc phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Công Thương giai đoạn 2011-2015.
Theo phương án, Thủ tướng cho phép thực hiện cổ phần hóa 10 doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương, trong đó nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đối với 3 Công ty mẹ gồm Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam, Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE), Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM); Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ đối với 7 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Điện máy, Xây lắp và Vật liệu xây dựng V, Du lịch và Xúc tiến thương mại, Giao nhận kho vận ngoại thương, Điện máy và Đầu tư, Thực phẩm và Đầu tư công nghệ FOCOCEV, Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC.
Thực hiện cổ phần hóa 6 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc MIE là Caric, Xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật, Cơ khí Duyên Hải, Cơ khí Quang Trung, Cơ khí Hà Nội, Xuất nhập khẩu Sản phẩm cơ khí; cổ phần hóa 4 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc VEAM là Cơ khí Trần Hưng Đạo, Diesel Sông Công, Máy kéo và Máy nông nghiệp, Động cơ và Máy nông nghiệp miền Nam.
Thủ tướng cũng đồng ý cho MIE, VEAM quyết định tỷ lệ cổ phần cần nắm giữ khi thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp trực thuộc theo quy định hiện hành; lưu ý, việc cổ phần hóa Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp thực hiện theo chủ trương và quy định chung về cổ phần hóa đối với các cơ sở nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương chịu trách nhiệm thực hiện sắp xếp các doanh nghiệp trên theo quy định hiện hành; thực hiện thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần không thuộc diện Nhà nước cần giữ cổ phần chi phối; chuyển phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp không thuộc diện Bộ cần giữ quyền quản lý về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo quy định./.
Theo phương án, Thủ tướng cho phép thực hiện cổ phần hóa 10 doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương, trong đó nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đối với 3 Công ty mẹ gồm Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam, Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE), Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM); Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ đối với 7 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Điện máy, Xây lắp và Vật liệu xây dựng V, Du lịch và Xúc tiến thương mại, Giao nhận kho vận ngoại thương, Điện máy và Đầu tư, Thực phẩm và Đầu tư công nghệ FOCOCEV, Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC.
Thực hiện cổ phần hóa 6 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc MIE là Caric, Xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và Kỹ thuật, Cơ khí Duyên Hải, Cơ khí Quang Trung, Cơ khí Hà Nội, Xuất nhập khẩu Sản phẩm cơ khí; cổ phần hóa 4 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc VEAM là Cơ khí Trần Hưng Đạo, Diesel Sông Công, Máy kéo và Máy nông nghiệp, Động cơ và Máy nông nghiệp miền Nam.
Thủ tướng cũng đồng ý cho MIE, VEAM quyết định tỷ lệ cổ phần cần nắm giữ khi thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp trực thuộc theo quy định hiện hành; lưu ý, việc cổ phần hóa Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp thực hiện theo chủ trương và quy định chung về cổ phần hóa đối với các cơ sở nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương chịu trách nhiệm thực hiện sắp xếp các doanh nghiệp trên theo quy định hiện hành; thực hiện thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần không thuộc diện Nhà nước cần giữ cổ phần chi phối; chuyển phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp không thuộc diện Bộ cần giữ quyền quản lý về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo quy định./.
Văn Xuyên (TTXVN/Vietnam+)