Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam năm 2011 với chủ đề “Xây dựng và phát triển thương hiệu ngành hàng” sẽ được Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương (Vietrade) phối hợp với Báo Tin tức, Thông tấn xã Việt Nam tổ chức vào ngày 24/8, tại Hà Nội.
Tham dự diễn đàn có sự góp mặt của đại diện Bộ Công Thương, thành viên Hội đồng Thương hiệu quốc gia, Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu quốc gia, lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam, lãnh đạo 43 doanh nghiệp được lựa chọn tham gia chương trình Thương hiệu quốc gia, đại diện Hiệp hội ngành hàng và trên 200 doanh nghiệp, chuyên gia có uy tín về thương hiệu, marketing...
Tại đây, các diễn giả sẽ trình bày tham luận về "Mối quan hệ giữa thương hiệu quốc gia, thương hiệu ngành hàng và thương hiệu sản phẩm"; trao đổi về chủ đề "Sự lựa chọn nhãn hiệu chứng nhận trong việc phát triển thương hiệu ngành hàng."
Đặc biệt là phần thảo luận chuyên sâu giữa các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí về chủ đề "Định hướng nào cho định vị thương hiệu quốc gia Việt Nam."
Ngoài ra, đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cũng sẽ đóng góp các tham luận chia sẻ kinh nghiệm thành công trong việc “Quảng bá và nâng cao thương hiệu sản phẩm Việt qua thương hiệu ngành hàng."
Theo ông Đỗ Thắng Hải, Tổng Thư ký Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, việc xây dựng và phát triển thương hiệu ngành hàng là một nội dung quan trọng của Chương trình thương hiệu quốc gia trong giai đoạn tới.
Chương trình sẽ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp và thông qua các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam có thế mạnh xây dựng nhãn hiệu tập thể, nghiên cứu và áp dụng mô hình phát triển thương hiệu cạnh tranh của ngành.
Thông qua chương trình sẽ hướng dẫn và hỗ trợ các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp trong việc bảo hộ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng, các mặt hàng mang chỉ dẫn địa lý tại thị trường trong và ngoài nước; hỗ trợ các hiệp hội ngành hàng tiếp cận các nguồn tài trợ, dự án và chương trình hợp tác kỹ thuật của nước ngoài liên quan đến phát triển thương hiệu.
Chương trình Thương hiệu Quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003 và Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương) là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành triển khai.
Chương trình tập trung giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực trong việc xây dựng, quảng bá, phát triển, bảo vệ thương hiệu.
Đồng thời lựa chọn các thương hiệu tiêu biểu của Việt Nam tham gia chương trình. Nhà nước sẽ cùng với các doanh nghiệp xây dựng các chương trình hành động cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm được lựa chọn, hướng tới ba giá trị cốt lõi “Uy tín chất lượng-Đổi mới, Sáng tạo-Năng lực tiên phong” và quảng bá hình ảnh Việt Nam gắn với các giá trị này trên thị trường trong nước và thế giới tới các đối tượng mục tiêu.
Qua hai lần tổ chức (từ 2008-2010) đã có trên 2.000 lượt doanh nghiệp trực tiếp đăng ký tham gia, trong số đó đã lựa chọn được 43 doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm được trao giải năm 2010./.
Tham dự diễn đàn có sự góp mặt của đại diện Bộ Công Thương, thành viên Hội đồng Thương hiệu quốc gia, Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu quốc gia, lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam, lãnh đạo 43 doanh nghiệp được lựa chọn tham gia chương trình Thương hiệu quốc gia, đại diện Hiệp hội ngành hàng và trên 200 doanh nghiệp, chuyên gia có uy tín về thương hiệu, marketing...
Tại đây, các diễn giả sẽ trình bày tham luận về "Mối quan hệ giữa thương hiệu quốc gia, thương hiệu ngành hàng và thương hiệu sản phẩm"; trao đổi về chủ đề "Sự lựa chọn nhãn hiệu chứng nhận trong việc phát triển thương hiệu ngành hàng."
Đặc biệt là phần thảo luận chuyên sâu giữa các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí về chủ đề "Định hướng nào cho định vị thương hiệu quốc gia Việt Nam."
Ngoài ra, đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cũng sẽ đóng góp các tham luận chia sẻ kinh nghiệm thành công trong việc “Quảng bá và nâng cao thương hiệu sản phẩm Việt qua thương hiệu ngành hàng."
Theo ông Đỗ Thắng Hải, Tổng Thư ký Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, việc xây dựng và phát triển thương hiệu ngành hàng là một nội dung quan trọng của Chương trình thương hiệu quốc gia trong giai đoạn tới.
Chương trình sẽ tập trung hỗ trợ doanh nghiệp và thông qua các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam có thế mạnh xây dựng nhãn hiệu tập thể, nghiên cứu và áp dụng mô hình phát triển thương hiệu cạnh tranh của ngành.
Thông qua chương trình sẽ hướng dẫn và hỗ trợ các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp trong việc bảo hộ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng, các mặt hàng mang chỉ dẫn địa lý tại thị trường trong và ngoài nước; hỗ trợ các hiệp hội ngành hàng tiếp cận các nguồn tài trợ, dự án và chương trình hợp tác kỹ thuật của nước ngoài liên quan đến phát triển thương hiệu.
Chương trình Thương hiệu Quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003 và Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương) là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành triển khai.
Chương trình tập trung giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực trong việc xây dựng, quảng bá, phát triển, bảo vệ thương hiệu.
Đồng thời lựa chọn các thương hiệu tiêu biểu của Việt Nam tham gia chương trình. Nhà nước sẽ cùng với các doanh nghiệp xây dựng các chương trình hành động cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm được lựa chọn, hướng tới ba giá trị cốt lõi “Uy tín chất lượng-Đổi mới, Sáng tạo-Năng lực tiên phong” và quảng bá hình ảnh Việt Nam gắn với các giá trị này trên thị trường trong nước và thế giới tới các đối tượng mục tiêu.
Qua hai lần tổ chức (từ 2008-2010) đã có trên 2.000 lượt doanh nghiệp trực tiếp đăng ký tham gia, trong số đó đã lựa chọn được 43 doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm được trao giải năm 2010./.
Đức Duy (Vietnam+)