Chiều ngày 6/6, tại Hà Nội, Trung tâm Văn hóa Pháp sẽ kết hợp với Nhà xuất bản Tri Thức tổ chức lễ ra mắt cuốn sách kinh điển mang tên “Luận về biếu tặng” của nhà xã hội học người Pháp Marcel Maus.
Trong cuốn sách dầy gần 500 trang này, Marcel Maus đã đưa ra lập luận rằng những món quà không bao giờ “miễn phí.” Lịch sử của con người là lịch sử của những lần trao đổi quà tặng qua lại, và điều này vượt qua mọi ranh giới giữa vật chất và tinh thần.
Món quà, ngoài giá trị của chính nó, còn bao hàm nhiều giá trị khác như về danh dự, địa vị, thậm chí còn giống như một sự thách thức đối với người nhận quà. Chính mối quan hệ giữa món quà và người tặng đã tạo ra nghĩa vụ “đáp trả” của người nhận.
Cuốn sách được đánh giá là một tập tiểu luận thú vị về chủ đề quà tặng. Trong tương quan bối cảnh xã hội hiện nay, câu chuyện dài về biếu tặng phần nào sẽ được "giải mã.”
Những phân tích của Marcel Mauss về ma thuật, sự hi sinh và biếu tặng có nhiều ảnh hưởng đối với các nhà xã hội học, nhà nhân học sau này, đặc biệt là tác giả Claude Lévi-Strauss.
Marcel Mauss (1872-1950) là người học trò, người cháu của nhà xã hội học Émile Durkheim. Ông thường được coi là “cha đẻ của ngành nhân học Pháp” với bài viết nổi tiếng đăng trên Année sociologique (Năm xã hội học): Luận về biếu tặng. Lĩnh vực hoạt động và nghiên cứu của ông đi giữa ranh giới của xã hội học và nhân học./.
Trong cuốn sách dầy gần 500 trang này, Marcel Maus đã đưa ra lập luận rằng những món quà không bao giờ “miễn phí.” Lịch sử của con người là lịch sử của những lần trao đổi quà tặng qua lại, và điều này vượt qua mọi ranh giới giữa vật chất và tinh thần.
Món quà, ngoài giá trị của chính nó, còn bao hàm nhiều giá trị khác như về danh dự, địa vị, thậm chí còn giống như một sự thách thức đối với người nhận quà. Chính mối quan hệ giữa món quà và người tặng đã tạo ra nghĩa vụ “đáp trả” của người nhận.
Cuốn sách được đánh giá là một tập tiểu luận thú vị về chủ đề quà tặng. Trong tương quan bối cảnh xã hội hiện nay, câu chuyện dài về biếu tặng phần nào sẽ được "giải mã.”
Những phân tích của Marcel Mauss về ma thuật, sự hi sinh và biếu tặng có nhiều ảnh hưởng đối với các nhà xã hội học, nhà nhân học sau này, đặc biệt là tác giả Claude Lévi-Strauss.
Marcel Mauss (1872-1950) là người học trò, người cháu của nhà xã hội học Émile Durkheim. Ông thường được coi là “cha đẻ của ngành nhân học Pháp” với bài viết nổi tiếng đăng trên Année sociologique (Năm xã hội học): Luận về biếu tặng. Lĩnh vực hoạt động và nghiên cứu của ông đi giữa ranh giới của xã hội học và nhân học./.
Thiên Linh (Vietnam+)