Ngày 8/2, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã tổ chức hội nghị phối hợp sản xuất chương trình tiếng dân tộc trên VTV và các đài phát thanh-truyền hình địa phương.
Phó Tổng Giám đốc VTV Lâm Kiết Tường chủ trì hội nghị với sự tham gia của đại diện 42 đài phát thanh-truyền hình địa phương và trung tâm truyền hình khu vực của VTV.
Dự kiến vào ngày 1/3/2012, chương trình truyền hình tiếng dân tộc được phát sóng trên kênh VTV5 với các chuyên mục chủ yếu như “Tạp chí dân tộc,” “Tạp chí văn hóa dân tộc,” “Gương sáng giữa cộng đồng”...
Đây là những nội dung chủ yếu trong dự án chương trình truyền hình tiếng dân tộc giai đoạn 2011-2015 của Chính phủ nhằm phổ biến pháp luật, thúc đẩy mức tăng trưởng của vùng đồng bào dân tộc miền núi; góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc...
Sắp tới, VTV sẽ phối hợp cùng 42 đài, trung tâm truyền hình trên đào tạo nhân lực, cung cấp trang thiết bị... phối hợp sản xuất chương trình. VTV cũng sẽ thực hiện chương trình phần mềm quản lý chương trình riêng để tất cả các đài, trung tâm đều có thể khai thác, sử dụng chương trình tiếng dân tộc đã sản xuất.
Hiện nay, nhiều đài phát thanh-truyền hình địa phương trong cả nước đã phát sóng truyền hình qua vệ tinh (Vinasat) nên các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bị chia cắt đều bắt được sóng truyền hình. Đây là điều kiện thuận lợi để chương trình truyền hình tiếng dân tộc đến được với đông đảo đồng bào vùng sâu, vùng xa./.
Phó Tổng Giám đốc VTV Lâm Kiết Tường chủ trì hội nghị với sự tham gia của đại diện 42 đài phát thanh-truyền hình địa phương và trung tâm truyền hình khu vực của VTV.
Dự kiến vào ngày 1/3/2012, chương trình truyền hình tiếng dân tộc được phát sóng trên kênh VTV5 với các chuyên mục chủ yếu như “Tạp chí dân tộc,” “Tạp chí văn hóa dân tộc,” “Gương sáng giữa cộng đồng”...
Đây là những nội dung chủ yếu trong dự án chương trình truyền hình tiếng dân tộc giai đoạn 2011-2015 của Chính phủ nhằm phổ biến pháp luật, thúc đẩy mức tăng trưởng của vùng đồng bào dân tộc miền núi; góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc...
Sắp tới, VTV sẽ phối hợp cùng 42 đài, trung tâm truyền hình trên đào tạo nhân lực, cung cấp trang thiết bị... phối hợp sản xuất chương trình. VTV cũng sẽ thực hiện chương trình phần mềm quản lý chương trình riêng để tất cả các đài, trung tâm đều có thể khai thác, sử dụng chương trình tiếng dân tộc đã sản xuất.
Hiện nay, nhiều đài phát thanh-truyền hình địa phương trong cả nước đã phát sóng truyền hình qua vệ tinh (Vinasat) nên các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bị chia cắt đều bắt được sóng truyền hình. Đây là điều kiện thuận lợi để chương trình truyền hình tiếng dân tộc đến được với đông đảo đồng bào vùng sâu, vùng xa./.
Ly Kha (TTXVN/Vietnam+)