Ông Ngô Việt Hải, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thủy điện Trung Sơn (Tập đoàn Điện lực Việt Nam-EVN) cho biết ngày 24/11, khởi công dự án thủy điện đầu tiên vay vốn WB.
Thông báo trên được đưa ra tại cuộc họp báo do công ty này tổ chức vào chiều 20/11, tại Hà Nội.
Theo ông Ngô Việt Hải, với tổng mức đầu tư gần 410,7 triệu USD (tương đương trên 7.775,1 tỷ đồng), đây là dự án thủy điện đầu tiên tại Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) cho vay vốn với yêu cầu 8 trong 10 chính sách an toàn của WB cần phải được áp dụng tại dự án này.
Khoản vay từ WB trị giá 330 triệu USD, chiếm khoảng 80% tổng mức đầu tư, với thời hạn vay là 22 năm; trong đó có 6 năm ân hạn, còn lại là vốn đối ứng của EVN. Dự án cũng dành khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 1 triệu USD cho các hoạt động liên quan đến môi trường và 2 triệu USD cho chương trình phát triển sinh kế cộng đồng.
Ông Hải cũng khẳng định: Dự án là một ví dụ điển hình về quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, tuân theo các quy tắc thực hành tốt của quốc tế về khảo sát, thiết kế kỹ thuật, phân tích các phương án chọn lựa, giám sát và đặc biệt là các nghiên cứu, tính toán đa dạng nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe về môi trường, xã hội và an toàn đập.
Dự án có thêm hạng mục đập tràn sự cố để bảo vệ đập chính, bảo đảm thêm tính hiệu quả kinh tế và an toàn của dự án. Dự án sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 1.516 hộ gia đình ở 39 bản thuộc 8 xã; trong đó, 98% số người chịu tác động của dự án là dân tộc thiểu số như Thái, H'Mông, Mường và Khơ Mú. Tuy nhiên, đa số người dân sẽ không phải di dời, chỉ có 533 hộ gia đình sẽ phải tái định cư. Hầu hết các hộ tái định cư sẽ phải di dời trước khi tích nước hồ chứa vào tháng 10/2016.
Dự án sẽ cung cấp điện với chi phí thấp phục vụ nhu cầu trong nước trong khi vẫn phải đảm bảo tính bền vững về môi trường và xã hội. Đây cũng là dự án đa mục tiêu vừa cung cấp điện, vừa kiểm soát lũ với công suất lắp đặt 260 MW, sản lượng điện hàng năm trên 1 tỷ kWh và dung tích phòng lũ 112 triệu m3.
Dự án còn mang lại những lợi ích về môi trường vì giúp giảm phát thải lượng khí nhà kính so với các nhà máy điện có cùng qui mô hoạt động bằng nhiên liệu hóa thạch. Ngoài ra, dự án sẽ tạo điều kiện sống tốt hơn và môi trường bền vững cho người dân bị ảnh hưởng; đồng thời góp phần nâng cao đời sống dân sinh, phát triển kinh tế-xã hội tại khu vực dự án.
Nhà thầu Sam Sung C&T và Công ty cổ phần Xây dựng 47 là nhà thầu thi công chính công trình. AECOM New Zealand và tư vấn phụ Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Đông Á là tư vấn giám sát thi công. Hiện nay, tuyến đường vào công trường dài 20,4km; trong đó có hai cầu lớn và 5 cầu trung, đã được nhà thầu hoàn thành. Cuối tháng 12 tới, nhà thầu sẽ hoàn thành nốt 19,9km đường thi công trong công trường.
Dự án Thủy điện Trung Sơn được xây dựng trên dòng chính Sông Mã thuộc địa phận xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Khu vực vùng hồ liên quan đến 3 tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình và Sơn La. Theo tiến độ, nhà máy sẽ ngăn sông vào quý 4/2013, phát điện tổ máy đầu tiên vào quý 4/2016 và hoàn thiện dự án vào năm 2017./.
Thông báo trên được đưa ra tại cuộc họp báo do công ty này tổ chức vào chiều 20/11, tại Hà Nội.
Theo ông Ngô Việt Hải, với tổng mức đầu tư gần 410,7 triệu USD (tương đương trên 7.775,1 tỷ đồng), đây là dự án thủy điện đầu tiên tại Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) cho vay vốn với yêu cầu 8 trong 10 chính sách an toàn của WB cần phải được áp dụng tại dự án này.
Khoản vay từ WB trị giá 330 triệu USD, chiếm khoảng 80% tổng mức đầu tư, với thời hạn vay là 22 năm; trong đó có 6 năm ân hạn, còn lại là vốn đối ứng của EVN. Dự án cũng dành khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 1 triệu USD cho các hoạt động liên quan đến môi trường và 2 triệu USD cho chương trình phát triển sinh kế cộng đồng.
Ông Hải cũng khẳng định: Dự án là một ví dụ điển hình về quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, tuân theo các quy tắc thực hành tốt của quốc tế về khảo sát, thiết kế kỹ thuật, phân tích các phương án chọn lựa, giám sát và đặc biệt là các nghiên cứu, tính toán đa dạng nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe về môi trường, xã hội và an toàn đập.
Dự án có thêm hạng mục đập tràn sự cố để bảo vệ đập chính, bảo đảm thêm tính hiệu quả kinh tế và an toàn của dự án. Dự án sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 1.516 hộ gia đình ở 39 bản thuộc 8 xã; trong đó, 98% số người chịu tác động của dự án là dân tộc thiểu số như Thái, H'Mông, Mường và Khơ Mú. Tuy nhiên, đa số người dân sẽ không phải di dời, chỉ có 533 hộ gia đình sẽ phải tái định cư. Hầu hết các hộ tái định cư sẽ phải di dời trước khi tích nước hồ chứa vào tháng 10/2016.
Dự án sẽ cung cấp điện với chi phí thấp phục vụ nhu cầu trong nước trong khi vẫn phải đảm bảo tính bền vững về môi trường và xã hội. Đây cũng là dự án đa mục tiêu vừa cung cấp điện, vừa kiểm soát lũ với công suất lắp đặt 260 MW, sản lượng điện hàng năm trên 1 tỷ kWh và dung tích phòng lũ 112 triệu m3.
Dự án còn mang lại những lợi ích về môi trường vì giúp giảm phát thải lượng khí nhà kính so với các nhà máy điện có cùng qui mô hoạt động bằng nhiên liệu hóa thạch. Ngoài ra, dự án sẽ tạo điều kiện sống tốt hơn và môi trường bền vững cho người dân bị ảnh hưởng; đồng thời góp phần nâng cao đời sống dân sinh, phát triển kinh tế-xã hội tại khu vực dự án.
Nhà thầu Sam Sung C&T và Công ty cổ phần Xây dựng 47 là nhà thầu thi công chính công trình. AECOM New Zealand và tư vấn phụ Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Đông Á là tư vấn giám sát thi công. Hiện nay, tuyến đường vào công trường dài 20,4km; trong đó có hai cầu lớn và 5 cầu trung, đã được nhà thầu hoàn thành. Cuối tháng 12 tới, nhà thầu sẽ hoàn thành nốt 19,9km đường thi công trong công trường.
Dự án Thủy điện Trung Sơn được xây dựng trên dòng chính Sông Mã thuộc địa phận xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Khu vực vùng hồ liên quan đến 3 tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình và Sơn La. Theo tiến độ, nhà máy sẽ ngăn sông vào quý 4/2013, phát điện tổ máy đầu tiên vào quý 4/2016 và hoàn thiện dự án vào năm 2017./.
Mai Phương (TTXVN)