"Tủ văn hóa Việt Nam" sẽ được khai trương vào cuối tháng Tám này này tại Bảo tàng thiếu nhi-Bảo tàng Dân tộc học quốc gia Hàn Quốc.
Dự án nằm trong dự án "Tủ thám hiểm đa văn hóa" của hàn Quốc, được triển khai đầu tiên với hai hạng mục trong năm nay là "Tủ văn hóa Việt Nam" với tên gọi "Xin chào Việt Nam" và "Tủ văn hóa Mông Cổ" có tên "Senbeno Mông Cổ, xin chào Mông Cổ."
Tiếp đó dự án này dự kiến sẽ được triển khai rộng rãi trong thời gian tới sang các cộng đồng người nước ngoài có số đông tại Hàn Quốc.
Bảo tàng có kế hoạch mỗi năm sẽ thu thập các tư liệu da dạng về trải nghiệm văn hóa của các nước để dựng lên các tủ thám hiểm, trưng bày văn hóa nhằm phục vụ công tác giáo dục của bảo tàng nói riêng và nhu cầu của các truờng học, bảo tàng, các cơ quan đa văn hóa khác dưới hình thức cho thuê sử dụng.
Thông qua việc dành cho các trẻ em những không gian văn hóa để trải nghiệm về tính đa dạng của các nền văn hóa, "Tủ văn hóa Việt Nam" sẽ giúp các em nhỏ dần ý thức về sự đồng tồn tại của nhiều nền văn hóa, nhằm xóa bỏ những bất đồng về văn hóa trong xã hội Hàn Quốc, nơi hiện có tới gần 1,2 triệu người nước ngoài sinh sống.
"Tủ văn hóa Việt Nam" được thiết kế theo hình thức sinh động, hấp dẫn nhằm giúp trẻ em tìm hiểu về đa văn hóa một cách thực tế, thông qua các tư liệu, mẫu vật và tư liệu nghe nhìn...
Khách tham qua có thể cùng lúc khám phá nhiều chủ điểm như lịch sử, ngôn ngữ, điều kiện tự nhiên, văn hóa ẩm thực, phong tục sinh hoạt, tín ngưỡng, nhạc cụ, trò chơi truyền thống của Việt Nam thông qua một hệ thống tư liệu phong phú, đa dạng.Nhằm tăng thêm hứng thú tìm hiểu cho các em thiếu nhi, câu chuyện "Sự tích Bánh chưng Bánh giày" của Việt Nam được chuyển thể thành truyện tranh, phim hoạt hình và được dịch song song hai thứ tiềng Việt-Hàn để các trẻ nhỏ của gia đình đa văn hóa cùng công chúng Hàn Quốc có thể cùng có thể cùng thưởng thức.
Vấn đề gia đình đa văn hóa nói riêng và cộng đồng đa văn hóa tại Hàn Quốc đã trở thành một trong những vấn đề được xã hội quan tâm trong vài năm trở lại đây.
Hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức đa văn hóa ở Hàn Quốc đã tiến hành đào tạo các giảng viên về đa văn hóa cũng như thiết lập hệ thống đào tạo về đa văn hóa. Điều này cho thấy sự cần thiết phải phát triển một chương trình giáo dục và một hệ thống tư liệu giáo dục hoàn chỉnh.
"Tủ đa văn hóa Việt Nam" và dự án "Tủ thám hiểm đa văn hóa" nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng này.
Hiện có trên 90.000 người Việt đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc, đứng thứ hai sau Trung Quốc, trong số đó có 35.000 phụ nữ kết hôn với người Hàn Quốc./.
Dự án nằm trong dự án "Tủ thám hiểm đa văn hóa" của hàn Quốc, được triển khai đầu tiên với hai hạng mục trong năm nay là "Tủ văn hóa Việt Nam" với tên gọi "Xin chào Việt Nam" và "Tủ văn hóa Mông Cổ" có tên "Senbeno Mông Cổ, xin chào Mông Cổ."
Tiếp đó dự án này dự kiến sẽ được triển khai rộng rãi trong thời gian tới sang các cộng đồng người nước ngoài có số đông tại Hàn Quốc.
Bảo tàng có kế hoạch mỗi năm sẽ thu thập các tư liệu da dạng về trải nghiệm văn hóa của các nước để dựng lên các tủ thám hiểm, trưng bày văn hóa nhằm phục vụ công tác giáo dục của bảo tàng nói riêng và nhu cầu của các truờng học, bảo tàng, các cơ quan đa văn hóa khác dưới hình thức cho thuê sử dụng.
Thông qua việc dành cho các trẻ em những không gian văn hóa để trải nghiệm về tính đa dạng của các nền văn hóa, "Tủ văn hóa Việt Nam" sẽ giúp các em nhỏ dần ý thức về sự đồng tồn tại của nhiều nền văn hóa, nhằm xóa bỏ những bất đồng về văn hóa trong xã hội Hàn Quốc, nơi hiện có tới gần 1,2 triệu người nước ngoài sinh sống.
"Tủ văn hóa Việt Nam" được thiết kế theo hình thức sinh động, hấp dẫn nhằm giúp trẻ em tìm hiểu về đa văn hóa một cách thực tế, thông qua các tư liệu, mẫu vật và tư liệu nghe nhìn...
Khách tham qua có thể cùng lúc khám phá nhiều chủ điểm như lịch sử, ngôn ngữ, điều kiện tự nhiên, văn hóa ẩm thực, phong tục sinh hoạt, tín ngưỡng, nhạc cụ, trò chơi truyền thống của Việt Nam thông qua một hệ thống tư liệu phong phú, đa dạng.Nhằm tăng thêm hứng thú tìm hiểu cho các em thiếu nhi, câu chuyện "Sự tích Bánh chưng Bánh giày" của Việt Nam được chuyển thể thành truyện tranh, phim hoạt hình và được dịch song song hai thứ tiềng Việt-Hàn để các trẻ nhỏ của gia đình đa văn hóa cùng công chúng Hàn Quốc có thể cùng có thể cùng thưởng thức.
Vấn đề gia đình đa văn hóa nói riêng và cộng đồng đa văn hóa tại Hàn Quốc đã trở thành một trong những vấn đề được xã hội quan tâm trong vài năm trở lại đây.
Hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức đa văn hóa ở Hàn Quốc đã tiến hành đào tạo các giảng viên về đa văn hóa cũng như thiết lập hệ thống đào tạo về đa văn hóa. Điều này cho thấy sự cần thiết phải phát triển một chương trình giáo dục và một hệ thống tư liệu giáo dục hoàn chỉnh.
"Tủ đa văn hóa Việt Nam" và dự án "Tủ thám hiểm đa văn hóa" nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng này.
Hiện có trên 90.000 người Việt đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc, đứng thứ hai sau Trung Quốc, trong số đó có 35.000 phụ nữ kết hôn với người Hàn Quốc./.
Khánh Vân (Vietnam+)