Đại đức Thích Đức Thiện - trụ trì chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cho biết trong hai ngày 25 và 26/9, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh sẽ tổ chức lễ gắn biển công trình chào mừng 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội đối với công trình Chùa Phật Tích.
Cùng thời gian này, ban tổ chức cũng sẽ phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm lễ Khai quang đại Phật tượng trên núi Phật Tích.
Cho đến thời điểm này, các hạng mục của công trình đã cơ bản hoàn tất, sẵn sàng cho lễ gắn biển, khai quang.
Dự án tu bổ, tôn tạo khu di tích lịch sử văn hóa Chùa Phật Tích là một trong những dự án được Thủ tướng Chính phủ quyết định là công trình trọng điểm của tỉnh Bắc Ninh, chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Dự án được triển khai mô phỏng kiến trúc thời nhà Lê, có tổng vốn đầu tư khoảng 180 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 75 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn xã hội hóa từ sự đóng góp của các doanh nghiệp, Phật tử trong cả nước.
Chùa Phật Tích là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, được khởi dựng vào thời nhà Lý.
Đến thời Lê, chùa được xây dựng quy mô rất lớn, có giá trị nghệ thuật cao. Trong chùa còn nhiều hiện vật quý giá được xem như là bảo vật quốc gia như tượng Adiđà bằng đá có từ thế kỷ X-XI, nền móng Tháp Phật Tích từ thời Lý, hai hàng linh thú với 5 cặp đối xứng... mang đậm dấu ấn của văn hóa Thăng Long cách đây 1.000 năm.
Đặc biệt, trong các hạng mục tu bổ, tôn tạo khu di tích lịch sử văn hóa Chùa Phật Tích, phải kể đến công trình xây dựng Đại Phật tượng Adiđà được khởi dựng bằng đá xanh, cao trên 27m, nặng 3.000 tấn.
Tượng Phật được đặt trên đỉnh núi Phật Tích, có độ cao 108m so với mặt nước biển, là một trong những pho tượng bằng đá lớn nhất Đông Nam Á.
Phỏng theo nguyên mẫu pho tượng Adiđà được làm bằng đá có từ thời Lý, đại Phật tượng được khởi dựng với tâm nguyện thức dậy tiềm năng của thiên cổ vì đây là ngọn núi đánh dấu nơi đầu tiên phát tích Đạo Phật ở Việt Nam./.
Cùng thời gian này, ban tổ chức cũng sẽ phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm lễ Khai quang đại Phật tượng trên núi Phật Tích.
Cho đến thời điểm này, các hạng mục của công trình đã cơ bản hoàn tất, sẵn sàng cho lễ gắn biển, khai quang.
Dự án tu bổ, tôn tạo khu di tích lịch sử văn hóa Chùa Phật Tích là một trong những dự án được Thủ tướng Chính phủ quyết định là công trình trọng điểm của tỉnh Bắc Ninh, chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Dự án được triển khai mô phỏng kiến trúc thời nhà Lê, có tổng vốn đầu tư khoảng 180 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 75 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn xã hội hóa từ sự đóng góp của các doanh nghiệp, Phật tử trong cả nước.
Chùa Phật Tích là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, được khởi dựng vào thời nhà Lý.
Đến thời Lê, chùa được xây dựng quy mô rất lớn, có giá trị nghệ thuật cao. Trong chùa còn nhiều hiện vật quý giá được xem như là bảo vật quốc gia như tượng Adiđà bằng đá có từ thế kỷ X-XI, nền móng Tháp Phật Tích từ thời Lý, hai hàng linh thú với 5 cặp đối xứng... mang đậm dấu ấn của văn hóa Thăng Long cách đây 1.000 năm.
Đặc biệt, trong các hạng mục tu bổ, tôn tạo khu di tích lịch sử văn hóa Chùa Phật Tích, phải kể đến công trình xây dựng Đại Phật tượng Adiđà được khởi dựng bằng đá xanh, cao trên 27m, nặng 3.000 tấn.
Tượng Phật được đặt trên đỉnh núi Phật Tích, có độ cao 108m so với mặt nước biển, là một trong những pho tượng bằng đá lớn nhất Đông Nam Á.
Phỏng theo nguyên mẫu pho tượng Adiđà được làm bằng đá có từ thời Lý, đại Phật tượng được khởi dựng với tâm nguyện thức dậy tiềm năng của thiên cổ vì đây là ngọn núi đánh dấu nơi đầu tiên phát tích Đạo Phật ở Việt Nam./.
Hồng Quảng (TTXVN/Vietnam+)