Một quan chức cao cấp của Công ty Điện Sanyo, Nhật Bản cho biết mong muốn tiếp tục đảm bảo việc làm cho các lao động Việt Nam là một trong những lý do khiến Sanyo quyết định chuyển nhượng Công ty Sanyo HA ASEAN có trụ sở ở tỉnh Đồng Nai cho Tập đoàn Haier của Trung Quốc.
Trước đó, vào cuối tháng 7/2011, Sanyo đã ký biên bản ghi nhớ với Haier về việc chuyển nhượng bộ phận sản xuất và kinh doanh máy giặt, tủ lạnh và đồ gia dụng khác ở Việt Nam và bốn nước châu Á khác.
Quyết định này của Sanyo đã gây ra lo lắng cho các lao động ở chín công ty mà Sanyo sẽ chuyển giao hoặc bán lại cổ phần cho Haier.
Lý giải với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam về quyết định trên, ông Hiroyuki Okamoto, Trưởng phòng Truyền thông Toàn cầu của Công ty Điện Sanyo, cho biết do Tập đoàn Panasonic, công ty mẹ của Sanyo, cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực đồ gia dụng nên sau khi mua lại Sanyo, tập đoàn này muốn thu hẹp bộ phận kinh doanh này.
“Chúng tôi đã tuyển dụng gần 2.300 lao động cho bộ phận kinh doanh hàng điện tử gia dụng ở Việt Nam và ba nước châu Á khác. Chúng tôi muốn tiếp tục tạo việc làm cho số lao động này,” ông Okamoto nói.
Theo quan chức này, Haier là nhà sản xuất tủ lạnh lớn nhất và nhà sản xuất máy giặt lớn thứ hai trên thế giới. Mặc dù vậy, Haier lại chưa có chỗ đứng vững chắc ở thị trường Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, Haier muốn mua lại bộ phận kinh doanh đồ điện gia dụng ở Việt Nam, Nhật Bản và ba nước châu Á khác nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh tại các nước này.
Ông Okamoto bày tỏ tin tưởng rằng Haier sẽ tiếp tục sử dụng số lao động trên, bởi tập đoàn này muốn mở rộng hoạt động kinh doanh ở Đông Nam Á.
Cũng theo quan chức này, Sanyo và Haier sẽ thảo luận chi tiết các điều khoản trong hợp đồng và cố gắng đạt được thỏa thuận cuối cùng vào cuối tháng 9/2011. Hai bên sẽ hoàn thành việc chuyển nhượng vào khoảng tháng 3/2012.
Sau khi ký kết hợp đồng trên, Haier sẽ tiếp quản bộ phận kinh doanh đồ điện gia dụng (lao động, cơ sở sản xuất và hệ thống phân phối…) của Sanyo ở Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia và Nhật Bản.
Mặc dù rút khỏi thị trường kinh doanh đồ gia dụng ở Việt Nam nhưng ông Okamoto khẳng định Sanyo sẽ tiếp tục duy trì hai nhà máy khác ở nước này.
Theo biên bản ghi nhớ giữa Sanyo và Haier, Sanyo sẽ chuyển giao cho Haier Công ty Sanyo HA ASEAN ở tỉnh Đồng Nai; hai công ty P.T. Sanyo Indonesia (chuyên sản xuất) và P.T. Sanyo Sales Indonesia (chuyên bán hàng) ở Indonesia; Sanyo Philippines Inc. ở Philippines; và Sanyo Sales and Service SDN. BHD. ở Malaysia.
Bên cạnh đó, Sanyo cũng sẽ bán lại toàn bộ cổ phần trong các công ty Sanyo Aqua Corporation, Konan Denki Co. Ltd. và Haier Sanyo Electric Co. Ltd. ở Nhật Bản cùng với cổ phần ở Haier Electric Thailand Ltd. cho tập đoàn của Trung Quốc.
Haier sẽ được quyền bán một số đồ gia dụng nhất định, trong đó có máy giặt, tủ lạnh, điều hòa không khí, tivi và các đồ điện gia dụng khác, ở Việt Nam, Philippines và Malaysia sử dụng thương hiệu Sanyo trong một khoảng thời gian nhất định./.
Trước đó, vào cuối tháng 7/2011, Sanyo đã ký biên bản ghi nhớ với Haier về việc chuyển nhượng bộ phận sản xuất và kinh doanh máy giặt, tủ lạnh và đồ gia dụng khác ở Việt Nam và bốn nước châu Á khác.
Quyết định này của Sanyo đã gây ra lo lắng cho các lao động ở chín công ty mà Sanyo sẽ chuyển giao hoặc bán lại cổ phần cho Haier.
Lý giải với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam về quyết định trên, ông Hiroyuki Okamoto, Trưởng phòng Truyền thông Toàn cầu của Công ty Điện Sanyo, cho biết do Tập đoàn Panasonic, công ty mẹ của Sanyo, cũng đang kinh doanh trong lĩnh vực đồ gia dụng nên sau khi mua lại Sanyo, tập đoàn này muốn thu hẹp bộ phận kinh doanh này.
“Chúng tôi đã tuyển dụng gần 2.300 lao động cho bộ phận kinh doanh hàng điện tử gia dụng ở Việt Nam và ba nước châu Á khác. Chúng tôi muốn tiếp tục tạo việc làm cho số lao động này,” ông Okamoto nói.
Theo quan chức này, Haier là nhà sản xuất tủ lạnh lớn nhất và nhà sản xuất máy giặt lớn thứ hai trên thế giới. Mặc dù vậy, Haier lại chưa có chỗ đứng vững chắc ở thị trường Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, Haier muốn mua lại bộ phận kinh doanh đồ điện gia dụng ở Việt Nam, Nhật Bản và ba nước châu Á khác nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh tại các nước này.
Ông Okamoto bày tỏ tin tưởng rằng Haier sẽ tiếp tục sử dụng số lao động trên, bởi tập đoàn này muốn mở rộng hoạt động kinh doanh ở Đông Nam Á.
Cũng theo quan chức này, Sanyo và Haier sẽ thảo luận chi tiết các điều khoản trong hợp đồng và cố gắng đạt được thỏa thuận cuối cùng vào cuối tháng 9/2011. Hai bên sẽ hoàn thành việc chuyển nhượng vào khoảng tháng 3/2012.
Sau khi ký kết hợp đồng trên, Haier sẽ tiếp quản bộ phận kinh doanh đồ điện gia dụng (lao động, cơ sở sản xuất và hệ thống phân phối…) của Sanyo ở Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia và Nhật Bản.
Mặc dù rút khỏi thị trường kinh doanh đồ gia dụng ở Việt Nam nhưng ông Okamoto khẳng định Sanyo sẽ tiếp tục duy trì hai nhà máy khác ở nước này.
Theo biên bản ghi nhớ giữa Sanyo và Haier, Sanyo sẽ chuyển giao cho Haier Công ty Sanyo HA ASEAN ở tỉnh Đồng Nai; hai công ty P.T. Sanyo Indonesia (chuyên sản xuất) và P.T. Sanyo Sales Indonesia (chuyên bán hàng) ở Indonesia; Sanyo Philippines Inc. ở Philippines; và Sanyo Sales and Service SDN. BHD. ở Malaysia.
Bên cạnh đó, Sanyo cũng sẽ bán lại toàn bộ cổ phần trong các công ty Sanyo Aqua Corporation, Konan Denki Co. Ltd. và Haier Sanyo Electric Co. Ltd. ở Nhật Bản cùng với cổ phần ở Haier Electric Thailand Ltd. cho tập đoàn của Trung Quốc.
Haier sẽ được quyền bán một số đồ gia dụng nhất định, trong đó có máy giặt, tủ lạnh, điều hòa không khí, tivi và các đồ điện gia dụng khác, ở Việt Nam, Philippines và Malaysia sử dụng thương hiệu Sanyo trong một khoảng thời gian nhất định./.
Thanh Tùng/Tokyo (Vietnam+)