“Sáng tác múa về đề tài lịch sử: Khó hay dễ?” và “làm sao để hài hòa giữa tư duy lịch sử và tư duy sáng tạo nghệ thuật trong tác phẩm múa” là những vấn đề cơ bản được đưa ra thảo luận trong hội thảo chuyên đề “Sáng tác múa với đề tài lịch sử và chiến tranh cách mạng,” diễn ra ngày 4/4, tại Hà Nội.
Đòi hỏi khắt khe
Theo tiến sỹ lịch sử-biên đạo múa Nguyễn Thành Đức: “Lịch sử là quá trình hình thành, phát triển tộc người. Đặc thù của lịch sử là những điều có thật-sự thật lịch sử, thuộc về quá khứ. Lịch sử đã đi qua để lại cho con người một gia tài về tri thức quý giá.”
Những ý kiến cho rằng việc sáng tác múa về đề tài lịch sử là việc “dễ làm” lý giải: Lịch sử hàng nghìn năm dựng và giữ nước của dân tộc với bao sự kiện, nhân vật hào hùng là kho đề tài phong phú cho các nhà biên đạo múa khai thác mà không lo cạn vốn.
Tuy nhiên, đi sâu vào vấn đề khai thác tư liệu lịch sử để phục vụ việc sáng tạo tác phẩm múa như thế nào là hợp lý, nhà nghiên cứu Thái Phiên bày tỏ: “Người sáng tác phải phải suy tư, cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn đề tài.”
Cụ thể, nhà nghiên cứu phân tích: Lịch sử của mỗi quốc gia thường được ghi lại từ những niên đại khác nhau và do các nhà sử học của mỗi thời đại tổng hợp, biên soạn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không loại trừ trường hợp, do điều kiện và quan điểm lịch sử khác nhau nên có những bộ sử viết không giống nhau, thậm chí đối lập về cùng một sự kiện, nhân vật...
“Cùng với đó, sử sách không phải là những cuốn tiểu thuyết. Ở đó, các sử gia không thể mô tả tỉ mỉ, chi tiết; mà thường phải rất chắt lọc, lựa chọn để đua ra những nhân vật, sự kiện… thật điển hình, có vị trí, vai trò nổi bật trong một giai đoạn lịch sử cụ thể,” nhà nghiên cứu trình bày.
Thực tế, trên thế giới, nghệ thuật múa đã phát triển từ thế kỷ XV nhưng những tác phẩm xuất sắc, gây được tiếng vang lớn về đề tài lịch sử cũng có số lượng khá hạn chế. Chủ yếu các nghệ sỹ khai thác đề tài thần thoại, truyền cổ dân gian hoặc dã sử, phóng tác... "Tất nhiên, không phải các biên đạo múa ‘lừng danh’ của thế giới ‘kém tài.’ Vấn đề là, tìm đến đề tài lịch sử là một việc làm khó khăn nên họ không mặn mà,” ông Thái Phiên chia sẻ.
Mỗi tác phẩm múa về đề tài lịch sử có giá trị phải đáp ứng các yêu cầu: Đảm bảo tính chân thực lịch sử, quan điểm thời đại, tôn vinh những giá trị đã được lịch sử khẳng định và khám phá những giá trị mới của đời sống văn hóa-xã hội… Bởi vậy, để có được những tác phẩm giá trị, hài hòa giữa tư duy lịch sử và tư duy sáng tạo nghệ thuật không phải là vấn đề đơn giản.
Trao đổi về những khó khăn trong việc sáng tác về đề tài lịch sử, nghệ sỹ ưu tú Hoàng Hà cho biết: Vì đề tài lịch sử phải phụ thuộc vào sự kiện lịch sử đã diễn ra, tính cách của nhân vật… Nó hạn chế sự sáng tạo theo chủ quan của nhà biên đạo.
Mặt khác, ngôn ngữ múa cũng có những đòi hỏi riêng rất khắt khe. “Đó không phải là những lời thoại trực tiếp trên sân khấu như một số loại hình nghệ thuật khác; mà là ngôn ngữ cơ thể rất trừu tượng. Nếu không chú ý đến những đặc thù đó thì tác phẩm sẽ chỉ là sự ‘mô phỏng lịch sử’ hoặc chỉ mang tính minh họa những diễn biến của lịch sử,” nghệ sỹ Hà nói.
“Đề tài chỉ là tiền đề”
Sân khấu múa cách mạng Việt Nam hơn 60 năm qua đã có khá nhiều tác phẩm về đề tài lịch sử. “Tuy nhiên, số lượng các tác phẩm xuất sắc, hội tụ được những giá trị cao về cả nội dung tư tưởng và nghệ thuật trình diễn (như “Ngọn lửa Nghệ Tĩnh,” “Giữa vòng vây quân thù,”….) lại rất ít,” nghệ sỹ nhân dân Ứng Duy Thịnh, Phó Chủ tịch Hội nghệ sỹ Múa Việt Nam cho biết.
Nhà nghiên cứu Thái Phiên cho rằng, bản chất của quy luật sáng tạo nghệ thuật là hư cấu, tưởng tượng trên cơ sở dữ liệu-sự thật lịch sử. “Nghệ thuật múa có tính đặc thù riêng. Tác phẩm múa cần phải được hư cấu, ước lệ và cách điệu cao. Đề tài chỉ là tiền đề, gợi ý cho biên đạo xây dựng tác phẩm,” nhà nghiên cứu cho hay.
Theo đó, trên cơ sở phải có vốn tri thức lịch sử, hiểu biết sâu sắc về xã hội, con người, các nhà biên đạo phải có những sáng tạo, hư cấu riêng, tìm được những hình tượng, tình tiết, sự kiện có thể biểu hiện bằng “tiếng nói” riêng của nghệ thuật múa. “Có như vậy, tác phẩm mới có sức sống và mang lại sự hấp dẫn, thích thú cho người xem,” nghệ sỹ nhân dân Chu Thúy Quỳnh nhấn mạnh.
"Suy cho cùng, hư cấu trong sáng tạo nghệ thuật là quyền nhưng cũng chính là trách nhiệm của mỗi người nghệ sỹ trước xã hội. Nhưng hư cấu không có nghĩa là tùy tiện xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo, bôi đen hay cả việc tô hồng lịch sử. Nó phải dựa trên những cứ liệu của lịch sử đã được kiểm chứng và khẳng định,” nghệ sỹ nhân dân Lê Huy Quang phát biểu.
Thêm vào đó, hiện nay, ngôn ngữ nghệ thuật múa Việt Nam đang trong giai đoạn giao thời, sự hội nhập mới ở bước đầu.
“Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nghệ sỹ-biên đạo múa Việt Nam. Nó đặt ra đòi hỏi phải tiến hành một cuộc thể nghiệm sáng tạo hệ thống ngôn ngữ kịch múa mới, để lấp kín khoảng cách giữa nội dung và hình thức ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm múa," nhà biên kịch Trường Sơn nhận định./.
Đòi hỏi khắt khe
Theo tiến sỹ lịch sử-biên đạo múa Nguyễn Thành Đức: “Lịch sử là quá trình hình thành, phát triển tộc người. Đặc thù của lịch sử là những điều có thật-sự thật lịch sử, thuộc về quá khứ. Lịch sử đã đi qua để lại cho con người một gia tài về tri thức quý giá.”
Những ý kiến cho rằng việc sáng tác múa về đề tài lịch sử là việc “dễ làm” lý giải: Lịch sử hàng nghìn năm dựng và giữ nước của dân tộc với bao sự kiện, nhân vật hào hùng là kho đề tài phong phú cho các nhà biên đạo múa khai thác mà không lo cạn vốn.
Tuy nhiên, đi sâu vào vấn đề khai thác tư liệu lịch sử để phục vụ việc sáng tạo tác phẩm múa như thế nào là hợp lý, nhà nghiên cứu Thái Phiên bày tỏ: “Người sáng tác phải phải suy tư, cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn đề tài.”
Cụ thể, nhà nghiên cứu phân tích: Lịch sử của mỗi quốc gia thường được ghi lại từ những niên đại khác nhau và do các nhà sử học của mỗi thời đại tổng hợp, biên soạn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không loại trừ trường hợp, do điều kiện và quan điểm lịch sử khác nhau nên có những bộ sử viết không giống nhau, thậm chí đối lập về cùng một sự kiện, nhân vật...
“Cùng với đó, sử sách không phải là những cuốn tiểu thuyết. Ở đó, các sử gia không thể mô tả tỉ mỉ, chi tiết; mà thường phải rất chắt lọc, lựa chọn để đua ra những nhân vật, sự kiện… thật điển hình, có vị trí, vai trò nổi bật trong một giai đoạn lịch sử cụ thể,” nhà nghiên cứu trình bày.
Thực tế, trên thế giới, nghệ thuật múa đã phát triển từ thế kỷ XV nhưng những tác phẩm xuất sắc, gây được tiếng vang lớn về đề tài lịch sử cũng có số lượng khá hạn chế. Chủ yếu các nghệ sỹ khai thác đề tài thần thoại, truyền cổ dân gian hoặc dã sử, phóng tác... "Tất nhiên, không phải các biên đạo múa ‘lừng danh’ của thế giới ‘kém tài.’ Vấn đề là, tìm đến đề tài lịch sử là một việc làm khó khăn nên họ không mặn mà,” ông Thái Phiên chia sẻ.
Mỗi tác phẩm múa về đề tài lịch sử có giá trị phải đáp ứng các yêu cầu: Đảm bảo tính chân thực lịch sử, quan điểm thời đại, tôn vinh những giá trị đã được lịch sử khẳng định và khám phá những giá trị mới của đời sống văn hóa-xã hội… Bởi vậy, để có được những tác phẩm giá trị, hài hòa giữa tư duy lịch sử và tư duy sáng tạo nghệ thuật không phải là vấn đề đơn giản.
Trao đổi về những khó khăn trong việc sáng tác về đề tài lịch sử, nghệ sỹ ưu tú Hoàng Hà cho biết: Vì đề tài lịch sử phải phụ thuộc vào sự kiện lịch sử đã diễn ra, tính cách của nhân vật… Nó hạn chế sự sáng tạo theo chủ quan của nhà biên đạo.
Mặt khác, ngôn ngữ múa cũng có những đòi hỏi riêng rất khắt khe. “Đó không phải là những lời thoại trực tiếp trên sân khấu như một số loại hình nghệ thuật khác; mà là ngôn ngữ cơ thể rất trừu tượng. Nếu không chú ý đến những đặc thù đó thì tác phẩm sẽ chỉ là sự ‘mô phỏng lịch sử’ hoặc chỉ mang tính minh họa những diễn biến của lịch sử,” nghệ sỹ Hà nói.
“Đề tài chỉ là tiền đề”
Sân khấu múa cách mạng Việt Nam hơn 60 năm qua đã có khá nhiều tác phẩm về đề tài lịch sử. “Tuy nhiên, số lượng các tác phẩm xuất sắc, hội tụ được những giá trị cao về cả nội dung tư tưởng và nghệ thuật trình diễn (như “Ngọn lửa Nghệ Tĩnh,” “Giữa vòng vây quân thù,”….) lại rất ít,” nghệ sỹ nhân dân Ứng Duy Thịnh, Phó Chủ tịch Hội nghệ sỹ Múa Việt Nam cho biết.
Nhà nghiên cứu Thái Phiên cho rằng, bản chất của quy luật sáng tạo nghệ thuật là hư cấu, tưởng tượng trên cơ sở dữ liệu-sự thật lịch sử. “Nghệ thuật múa có tính đặc thù riêng. Tác phẩm múa cần phải được hư cấu, ước lệ và cách điệu cao. Đề tài chỉ là tiền đề, gợi ý cho biên đạo xây dựng tác phẩm,” nhà nghiên cứu cho hay.
Theo đó, trên cơ sở phải có vốn tri thức lịch sử, hiểu biết sâu sắc về xã hội, con người, các nhà biên đạo phải có những sáng tạo, hư cấu riêng, tìm được những hình tượng, tình tiết, sự kiện có thể biểu hiện bằng “tiếng nói” riêng của nghệ thuật múa. “Có như vậy, tác phẩm mới có sức sống và mang lại sự hấp dẫn, thích thú cho người xem,” nghệ sỹ nhân dân Chu Thúy Quỳnh nhấn mạnh.
"Suy cho cùng, hư cấu trong sáng tạo nghệ thuật là quyền nhưng cũng chính là trách nhiệm của mỗi người nghệ sỹ trước xã hội. Nhưng hư cấu không có nghĩa là tùy tiện xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo, bôi đen hay cả việc tô hồng lịch sử. Nó phải dựa trên những cứ liệu của lịch sử đã được kiểm chứng và khẳng định,” nghệ sỹ nhân dân Lê Huy Quang phát biểu.
Thêm vào đó, hiện nay, ngôn ngữ nghệ thuật múa Việt Nam đang trong giai đoạn giao thời, sự hội nhập mới ở bước đầu.
“Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nghệ sỹ-biên đạo múa Việt Nam. Nó đặt ra đòi hỏi phải tiến hành một cuộc thể nghiệm sáng tạo hệ thống ngôn ngữ kịch múa mới, để lấp kín khoảng cách giữa nội dung và hình thức ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm múa," nhà biên kịch Trường Sơn nhận định./.
Phương Mai (Vietnam+)