Ngày 22/10, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đăng cai tổ chức cuộc họp Ban điều hành Sáng kiến Chống tham nhũng khu vực châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 17.
Đây là sự kiện thường niên được tổ chức nhằm rà soát, đánh giá và tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực hợp tác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương về phòng, chống tham nhũng.
Phát biểu khai mạc, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhấn mạnh: Trong những năm qua, với quyết tâm đẩy lùi tham nhũng, Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều chủ trương chính sách pháp luật, triển khai đồng bộ nhiều chương trình, biện pháp phòng, chống tham nhũng (như Luật Phòng, chống tham nhũng và nhiều văn bản hỗ trợ thi hành; xây dựng chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng, đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng tăng cường trách nhiệm và công khai minh bạch; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng; phê duyệt và thực hiện hiệu quả công ước Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng).
Đến nay, hệ thống văn bản về luật phòng, chống tham nhũng đã từng bước được hoàn thiện. Công tác thanh tra, kiểm tra, truy tố và xét xử đã thu hồi về cho nhà nước lượng tài sản thất thoát lớn, xử lý nhiều vụ tham nhũng nổi cộm. Có thể nói, công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được những kết quả khả quan, bước đầu tạo sự chuyển biến tích cực trong hành động của các cấp, các ngành: thể hiện sự quyết tâm, khả năng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tham nhũng ngày càng tinh vi và phức tạp, những kết quả này mới chỉ là bước đầu. Chính phủ Việt Nam xác định phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm cần đẩy mạnh thực hiện trong thời gian tới, trong đó tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, tăng cường công khai, minh bạch, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố và xét xử hành vi tham nhũng. Bên cạnh đó, hoạt động hợp tác quốc tế song phương, đa phương được đẩy mạnh nhằm tăng cường tiếp thu, nghiên cứu, áp dụng những thực tiễn tốt của quốc tế và khu vực trong phòng, chống tham nhũng.
Ở cấp độ khu vực, Sáng kiến ADB/OECD về chống tham nhũng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một trong những khuôn khổ hợp tác mà Việt Nam rất coi trọng. Việt Nam tích cực tham gia vào hoạt động hợp tác của Sáng kiến góp phần thúc đẩy hợp tác chung vì hòa bình, ổn định, phát triển thịnh vượng của khu vực.
Tại Cuộc họp, các nước thành viên sẽ xem xét những tiến triển của các quốc gia, vùng lãnh thổ trong công tác phòng, chống tham nhũng, trong đó có việc thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; thực hiện các khuyến nghị của đợt rà soát theo chuyên đề về hình sự hóa hối lộ của Sáng kiến năm 2010, thực hiện các kết luận của Hội nghị khu vực lần thứ 7 của Sáng kiến tổ chức tại New Delhi (Ấn Độ) năm 2011.
Các nước thành viên sẽ cập nhật, chia sẻ của các quốc gia quan sát viên, các tổ chức quốc tế là thành viên của Ban cố vấn Sáng kiến về những nỗ lực chống tham nhũng đáng chú ý gần đây trên phạm vi toàn thế giới..
Trên cơ sở các báo cáo tiến triển, thông tin cập nhật về công tác phòng, chống tham nhũng, các nước thành viên sẽ thảo luận, đánh giá và thống nhất về chương trình công tác năm 2013 của Sáng kiến, nhằm tiếp tục thúc đẩy những nỗ lực chống tham nhũng mà các nước thành viên đang bền bỉ thực hiện.
Cuộc họp lần thứ 17 cũng chào đón thêm hai thành viên mới của Sáng kiến là: Timor Leste và Quần đảo Solomon. Các nước thành viên tin tưởng tin tưởng, sự gia nhập của các thành viên mới sẽ giúp thắt chặt hơn nữa sự kết nối khu vực, tăng cường sức mạnh tổng hợp của khu vực trong nỗ lực phòng, chống tham nhũng./.
Đây là sự kiện thường niên được tổ chức nhằm rà soát, đánh giá và tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực hợp tác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương về phòng, chống tham nhũng.
Phát biểu khai mạc, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhấn mạnh: Trong những năm qua, với quyết tâm đẩy lùi tham nhũng, Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều chủ trương chính sách pháp luật, triển khai đồng bộ nhiều chương trình, biện pháp phòng, chống tham nhũng (như Luật Phòng, chống tham nhũng và nhiều văn bản hỗ trợ thi hành; xây dựng chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng, đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng tăng cường trách nhiệm và công khai minh bạch; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng; phê duyệt và thực hiện hiệu quả công ước Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng).
Đến nay, hệ thống văn bản về luật phòng, chống tham nhũng đã từng bước được hoàn thiện. Công tác thanh tra, kiểm tra, truy tố và xét xử đã thu hồi về cho nhà nước lượng tài sản thất thoát lớn, xử lý nhiều vụ tham nhũng nổi cộm. Có thể nói, công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được những kết quả khả quan, bước đầu tạo sự chuyển biến tích cực trong hành động của các cấp, các ngành: thể hiện sự quyết tâm, khả năng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tham nhũng ngày càng tinh vi và phức tạp, những kết quả này mới chỉ là bước đầu. Chính phủ Việt Nam xác định phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm cần đẩy mạnh thực hiện trong thời gian tới, trong đó tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, tăng cường công khai, minh bạch, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố và xét xử hành vi tham nhũng. Bên cạnh đó, hoạt động hợp tác quốc tế song phương, đa phương được đẩy mạnh nhằm tăng cường tiếp thu, nghiên cứu, áp dụng những thực tiễn tốt của quốc tế và khu vực trong phòng, chống tham nhũng.
Ở cấp độ khu vực, Sáng kiến ADB/OECD về chống tham nhũng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một trong những khuôn khổ hợp tác mà Việt Nam rất coi trọng. Việt Nam tích cực tham gia vào hoạt động hợp tác của Sáng kiến góp phần thúc đẩy hợp tác chung vì hòa bình, ổn định, phát triển thịnh vượng của khu vực.
Tại Cuộc họp, các nước thành viên sẽ xem xét những tiến triển của các quốc gia, vùng lãnh thổ trong công tác phòng, chống tham nhũng, trong đó có việc thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; thực hiện các khuyến nghị của đợt rà soát theo chuyên đề về hình sự hóa hối lộ của Sáng kiến năm 2010, thực hiện các kết luận của Hội nghị khu vực lần thứ 7 của Sáng kiến tổ chức tại New Delhi (Ấn Độ) năm 2011.
Các nước thành viên sẽ cập nhật, chia sẻ của các quốc gia quan sát viên, các tổ chức quốc tế là thành viên của Ban cố vấn Sáng kiến về những nỗ lực chống tham nhũng đáng chú ý gần đây trên phạm vi toàn thế giới..
Trên cơ sở các báo cáo tiến triển, thông tin cập nhật về công tác phòng, chống tham nhũng, các nước thành viên sẽ thảo luận, đánh giá và thống nhất về chương trình công tác năm 2013 của Sáng kiến, nhằm tiếp tục thúc đẩy những nỗ lực chống tham nhũng mà các nước thành viên đang bền bỉ thực hiện.
Cuộc họp lần thứ 17 cũng chào đón thêm hai thành viên mới của Sáng kiến là: Timor Leste và Quần đảo Solomon. Các nước thành viên tin tưởng tin tưởng, sự gia nhập của các thành viên mới sẽ giúp thắt chặt hơn nữa sự kết nối khu vực, tăng cường sức mạnh tổng hợp của khu vực trong nỗ lực phòng, chống tham nhũng./.
Phúc Hằng (TTXVN)