Ngày 23/9, tại Trà Vinh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sơ kết tình hình sản xuất lúa năm 2013 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2013-2014 tại các tỉnh, thành phố Nam Bộ.
Theo Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2013, tuy gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ, nhưng sản xuất lúa ở các tỉnh, thành phố Nam Bộ vẫn tăng trưởng ổn định. Tổng diện tích sản xuất lúa Đông Xuân 2012-2013, vụ Hè Thu, Thu Đông và vụ mùa 2013 đạt hơn 4,745 triệu ha với năng suất bình quân hơn 5,72 tấn/ha, đạt tổng sản lượng hơn 27 triệu tấn lúa.
Như vậy, so với năm trước, diện tích lúa tăng hơn 108.000ha và sản lượng cũng vượt gần 650.000 tấn. Tình hình sâu bệnh tuy có thời điểm tăng cao hơn năm trước, nhưng đã được khống chế kịp thời, không để bùng phát thành dịch trên diện rộng; đặc biệt là mầm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá được khống chế ở mức thấp nhất. Dù giá vật tư phân bón không có nhiều biến động, nhưng giá thành sản xuất lúa đều tăng cao hơn năm trước khoảng 200 đồng/kg. Cụ thể, vụ Đông xuân là 3.616 đồng/kg, cao hơn vụ Đông Xuân trước 259 đồng/kg; vụ Hè Thu là 4.142 đồng/kg, cao hơn vụ Hè Thu trước 149 đồng/kg.
Đáng chú ý, việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn đã có chuyển biến tích cực. Toàn vùng Nam Bộ đã có hơn 76.000ha áp dụng mô hình này trong vụ Đông Xuân và gần 54.000ha trong vụ Hè Thu. Đặc biệt, việc tuân thủ lịch thời vụ, xuống giống đồng loạt, né rầy đã được nông dân thực hiện khá nghiêm túc; công tác xã hội hóa sản xuất giống ngày càng được nông dân, các tổ hợp tác, hợp tác xã… tham gia. Nhiều người dân đã biết lợi ích và sử dụng giống cấp xác nhận, góp phần tạo nên thành quả trong mục tiêu tăng năng suất và chất lượng cho hạt lúa Việt Nam.
Theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản xuất lúa năm 2014 ở các tỉnh thành phố Nam Bộ vẫn hướng đến mục tiêu tiếp tục giữ ổn định về diện tích, năng suất và sản lượng, nhằm đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu. Một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất lúa năm 2014 là các địa phương tập trung đẩy mạnh việc thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn, sản xuất theo VietGAP để nâng cao chất lượng lúa gạo và tăng cường cơ giới trong khâu thu hoạch.
Dự kiến năm 2014, khu vực Nam Bộ sẽ sản xuất lúa trên tổng diện tích 4,742 triệu ha, giảm 3.261ha, năng suất 5,74 tấn/ha, tăng 0,16 tấn/ha, sản lượng đạt hơn 27,222 triệu tấn, tăng 58.739 tấn, so với năm 2013. Riêng vụ Đông Xuân 2013-2014, kế hoạch xuống giống toàn vùng gần 1,723 triệu ha, năng suất bình quân đạt 6,74 tấn/ha.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh nhận định: trước sức ép về giá vật tư đầu vào, giá lúa thấp, bấp bênh, bất lợi cho người sản xuất, nhưng với chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và chính quyền các địa phương, việc sản xuất lúa năm 2013 đã vượt qua khó khăn đạt được thắng lợi.
Trong sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2013-2014, các địa phương cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo tuân thủ nghiêm lịch thời vụ, chú ý công tác giống để nâng cao năng suất và chất lượng; theo dõi chặt chẽ, không được chủ quan về tình hình thời tiết, sâu bệnh…/.
Theo Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2013, tuy gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ, nhưng sản xuất lúa ở các tỉnh, thành phố Nam Bộ vẫn tăng trưởng ổn định. Tổng diện tích sản xuất lúa Đông Xuân 2012-2013, vụ Hè Thu, Thu Đông và vụ mùa 2013 đạt hơn 4,745 triệu ha với năng suất bình quân hơn 5,72 tấn/ha, đạt tổng sản lượng hơn 27 triệu tấn lúa.
Như vậy, so với năm trước, diện tích lúa tăng hơn 108.000ha và sản lượng cũng vượt gần 650.000 tấn. Tình hình sâu bệnh tuy có thời điểm tăng cao hơn năm trước, nhưng đã được khống chế kịp thời, không để bùng phát thành dịch trên diện rộng; đặc biệt là mầm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá được khống chế ở mức thấp nhất. Dù giá vật tư phân bón không có nhiều biến động, nhưng giá thành sản xuất lúa đều tăng cao hơn năm trước khoảng 200 đồng/kg. Cụ thể, vụ Đông xuân là 3.616 đồng/kg, cao hơn vụ Đông Xuân trước 259 đồng/kg; vụ Hè Thu là 4.142 đồng/kg, cao hơn vụ Hè Thu trước 149 đồng/kg.
Đáng chú ý, việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn đã có chuyển biến tích cực. Toàn vùng Nam Bộ đã có hơn 76.000ha áp dụng mô hình này trong vụ Đông Xuân và gần 54.000ha trong vụ Hè Thu. Đặc biệt, việc tuân thủ lịch thời vụ, xuống giống đồng loạt, né rầy đã được nông dân thực hiện khá nghiêm túc; công tác xã hội hóa sản xuất giống ngày càng được nông dân, các tổ hợp tác, hợp tác xã… tham gia. Nhiều người dân đã biết lợi ích và sử dụng giống cấp xác nhận, góp phần tạo nên thành quả trong mục tiêu tăng năng suất và chất lượng cho hạt lúa Việt Nam.
Theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản xuất lúa năm 2014 ở các tỉnh thành phố Nam Bộ vẫn hướng đến mục tiêu tiếp tục giữ ổn định về diện tích, năng suất và sản lượng, nhằm đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu. Một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất lúa năm 2014 là các địa phương tập trung đẩy mạnh việc thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn, sản xuất theo VietGAP để nâng cao chất lượng lúa gạo và tăng cường cơ giới trong khâu thu hoạch.
Dự kiến năm 2014, khu vực Nam Bộ sẽ sản xuất lúa trên tổng diện tích 4,742 triệu ha, giảm 3.261ha, năng suất 5,74 tấn/ha, tăng 0,16 tấn/ha, sản lượng đạt hơn 27,222 triệu tấn, tăng 58.739 tấn, so với năm 2013. Riêng vụ Đông Xuân 2013-2014, kế hoạch xuống giống toàn vùng gần 1,723 triệu ha, năng suất bình quân đạt 6,74 tấn/ha.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh nhận định: trước sức ép về giá vật tư đầu vào, giá lúa thấp, bấp bênh, bất lợi cho người sản xuất, nhưng với chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và chính quyền các địa phương, việc sản xuất lúa năm 2013 đã vượt qua khó khăn đạt được thắng lợi.
Trong sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2013-2014, các địa phương cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo tuân thủ nghiêm lịch thời vụ, chú ý công tác giống để nâng cao năng suất và chất lượng; theo dõi chặt chẽ, không được chủ quan về tình hình thời tiết, sâu bệnh…/.
Phúc Sơn (TTXVN)