Xu hướng đầu tư của Nhật Bản ra châu Á, đặc biệt là Việt Nam chưa bao giờ mạnh mẽ như hiện nay.
Ông K. Osada, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành Thời báo Kinh tế Nikkei khẳng định như vậy tại Hội thảo “Kịch bản phục hồi và tái thiết Nhật Bản - Xu hướng đầu tư ra nước ngoài” diễn ra ngày 10/8 tại Hà Nội do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Thời báo Kinh tế Nikkei Nhật Bản tổ chức.
Xu hướng mới
Ngày 11/3/2011, Nhật Bản đã hứng chịu trận động đất mạnh nhất trong lịch sử, kéo theo sóng thần và khủng hoảng hạt nhân. Đợt thảm họa kép này không chỉ gây ra những thiệt hại lớn về người và của, mà còn tạo nên những dư chấn về tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của Nhật Bản.
Tại hội thảo, ông K. Osada cho biết, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đang tập trung tiền và nhân lực vào tái thiết nước Nhật. Đến thời điểm này, sản xuất của Nhật Bản đã phục hồi lại được 95%; xuất khẩu được 94% và tiêu thụ các sản phẩm trong nước đạt 98%.
Cũng theo ông K. Osada, điều tra mới nhất đối với 130 doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản, cho thấy, 70% ý kiến cho rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ phục hồi lại sau động đất, sóng thần vào cuối năm 2011; 40% cho rằng trong vòng 3 năm tới sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh sang các nước châu Á, trong đó đại diện là Việt Nam. Ông Osada khẳng định, hiện đang hình thành một xu hướng đầu tư rất mạnh mẽ của các doanh nghiệp Nhật Bản vào khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam.
Theo ông Osada, các doanh nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng đầu tư vào Việt Nam các lĩnh vực về công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, dịch vụ, ngành công nghiệp mới (đầu tư cơ sở hạ tầng thông minh cho đường sắt, đường bộ), năng lượng mới…
Việt Nam là nước có nguồn lao động trẻ dồi dào, có những chính sách thu hút đầu tư rất tích cực. Xét về mặt môi trường đầu tư Việt Nam có rất nhiều điểm thu hút, đấy chính là những yếu tố khiến các doanh nghiệp Nhật Bản rất quan tâm đến đầu tư sang Việt Nam.
Hiện có khoảng gần 1.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Yutaka Morimoto, Chủ tịch Công ty Accord Biz đang hoạt động tại Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp Nhật đã đầu tư sang Việt Nam chưa thật sự thỏa mãn với việc kinh doanh tại Việt Nam như lạm phát tăng cao, nên kéo theo lương cho công nhân cũng phải tăng, đồng tiền Việt Nam có xu hướng bị giảm giá.
Theo nông Yutaka Morimoto, những vấn đề này lại xảy ra cùng một lúc và đột biến, nên doanh nghiệp khó có những giải pháp để ứng phó nhanh.
"Tôi hy vọng với sự hợp tác của Nhật Bản cũng như các đối tác khác, Việt Nam sẽ dần dần giải quyết được những vấn đề này," ông Yutaka Morimoto bày tỏ.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật
Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư cho rằng đây là một cơ hội tốt để Việt Nam đón đầu nguồn vốn này. Dẫn chứng là năm 2010, vốn vay của Nhật Bản cam kết cho Việt Nam lên tới hơn 86,5 tỷ Yên, tương đương 1,41 tỷ USD. Đến năm 2011, cam kết ODA của Nhật Bản cho Việt Nam vay đạt hơn 145 tỷ Yên, tương đương 1,76 tỷ USD.
Về đầu tư nước ngoài, tính đến nay, Nhật Bản có 1.560 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 21,6 tỷ USD, đứng thứ 4 về vốn đăng ký, nhưng luôn dẫn đầu trong số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Ông Vinh khẳng định, đây thực sự là những đòn bẩy giúp Việt Nam tiếp tục phát triển
"Chính phủ một mặt đề nghị các bộ, ngành tích cực thúc đẩy quan hệ song phương, đồng thời đã có các hoạt động xúc tiến đầu tư từ Nhật Bản; các bộ ngành, địa phương cũng đã triển khai để đón dòng vốn từ Nhật," ông Vinh cho biết.
Để thành công trong thu hút các công ty của Nhật Bản phát triển công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế tạo, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, điều kiện cần có là nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở hạ tầng phù hợp và chú ý phát triển các trường dạy nghề có chất lượng; đồng thời, đòi hỏi có sự hợp tác giữa Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân của Nhật Bản và Việt Nam, đảm bảo cung cấp mặt bằng và hạ tầng khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn với giá thấp nhất để khuyến khích các doanh nghiệp của Nhật Bản vào Việt Nam đầu tư kinh doanh lâu dài.
Để “đón đầu” xu hướng mới của nhà đầu tư Nhật Bản, thời gian qua Việt Nam cũng liên tục có những hoạt động xúc tiến đầu tư Nhật Bản. Cụ thể, tháng 5/2011, một đoàn cấp cao Việt Nam sang thăm và làm việc với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản.
Ngoài ra, Việt Nam đã đưa ra định hướng thu hút đầu tư vào ngành công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, cơ sở hạ tầng… là những ngành mà phía Nhật Bản đang có thế mạnh. Việt Nam cũng sẽ tạo ra những cơ chế hết sức thuận lợi đối với các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam, kể cả việc thành lập những khu công nghiệp dành riêng cho nhà đầu tư Nhật Bản cũng đã từng được tính đến./.
Ông K. Osada, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành Thời báo Kinh tế Nikkei khẳng định như vậy tại Hội thảo “Kịch bản phục hồi và tái thiết Nhật Bản - Xu hướng đầu tư ra nước ngoài” diễn ra ngày 10/8 tại Hà Nội do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Thời báo Kinh tế Nikkei Nhật Bản tổ chức.
Xu hướng mới
Ngày 11/3/2011, Nhật Bản đã hứng chịu trận động đất mạnh nhất trong lịch sử, kéo theo sóng thần và khủng hoảng hạt nhân. Đợt thảm họa kép này không chỉ gây ra những thiệt hại lớn về người và của, mà còn tạo nên những dư chấn về tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của Nhật Bản.
Tại hội thảo, ông K. Osada cho biết, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đang tập trung tiền và nhân lực vào tái thiết nước Nhật. Đến thời điểm này, sản xuất của Nhật Bản đã phục hồi lại được 95%; xuất khẩu được 94% và tiêu thụ các sản phẩm trong nước đạt 98%.
Cũng theo ông K. Osada, điều tra mới nhất đối với 130 doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản, cho thấy, 70% ý kiến cho rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ phục hồi lại sau động đất, sóng thần vào cuối năm 2011; 40% cho rằng trong vòng 3 năm tới sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh sang các nước châu Á, trong đó đại diện là Việt Nam. Ông Osada khẳng định, hiện đang hình thành một xu hướng đầu tư rất mạnh mẽ của các doanh nghiệp Nhật Bản vào khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam.
Theo ông Osada, các doanh nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng đầu tư vào Việt Nam các lĩnh vực về công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, dịch vụ, ngành công nghiệp mới (đầu tư cơ sở hạ tầng thông minh cho đường sắt, đường bộ), năng lượng mới…
Việt Nam là nước có nguồn lao động trẻ dồi dào, có những chính sách thu hút đầu tư rất tích cực. Xét về mặt môi trường đầu tư Việt Nam có rất nhiều điểm thu hút, đấy chính là những yếu tố khiến các doanh nghiệp Nhật Bản rất quan tâm đến đầu tư sang Việt Nam.
Hiện có khoảng gần 1.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Yutaka Morimoto, Chủ tịch Công ty Accord Biz đang hoạt động tại Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp Nhật đã đầu tư sang Việt Nam chưa thật sự thỏa mãn với việc kinh doanh tại Việt Nam như lạm phát tăng cao, nên kéo theo lương cho công nhân cũng phải tăng, đồng tiền Việt Nam có xu hướng bị giảm giá.
Theo nông Yutaka Morimoto, những vấn đề này lại xảy ra cùng một lúc và đột biến, nên doanh nghiệp khó có những giải pháp để ứng phó nhanh.
"Tôi hy vọng với sự hợp tác của Nhật Bản cũng như các đối tác khác, Việt Nam sẽ dần dần giải quyết được những vấn đề này," ông Yutaka Morimoto bày tỏ.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật
Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư cho rằng đây là một cơ hội tốt để Việt Nam đón đầu nguồn vốn này. Dẫn chứng là năm 2010, vốn vay của Nhật Bản cam kết cho Việt Nam lên tới hơn 86,5 tỷ Yên, tương đương 1,41 tỷ USD. Đến năm 2011, cam kết ODA của Nhật Bản cho Việt Nam vay đạt hơn 145 tỷ Yên, tương đương 1,76 tỷ USD.
Về đầu tư nước ngoài, tính đến nay, Nhật Bản có 1.560 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 21,6 tỷ USD, đứng thứ 4 về vốn đăng ký, nhưng luôn dẫn đầu trong số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Ông Vinh khẳng định, đây thực sự là những đòn bẩy giúp Việt Nam tiếp tục phát triển
"Chính phủ một mặt đề nghị các bộ, ngành tích cực thúc đẩy quan hệ song phương, đồng thời đã có các hoạt động xúc tiến đầu tư từ Nhật Bản; các bộ ngành, địa phương cũng đã triển khai để đón dòng vốn từ Nhật," ông Vinh cho biết.
Để thành công trong thu hút các công ty của Nhật Bản phát triển công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế tạo, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, điều kiện cần có là nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở hạ tầng phù hợp và chú ý phát triển các trường dạy nghề có chất lượng; đồng thời, đòi hỏi có sự hợp tác giữa Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân của Nhật Bản và Việt Nam, đảm bảo cung cấp mặt bằng và hạ tầng khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn với giá thấp nhất để khuyến khích các doanh nghiệp của Nhật Bản vào Việt Nam đầu tư kinh doanh lâu dài.
Để “đón đầu” xu hướng mới của nhà đầu tư Nhật Bản, thời gian qua Việt Nam cũng liên tục có những hoạt động xúc tiến đầu tư Nhật Bản. Cụ thể, tháng 5/2011, một đoàn cấp cao Việt Nam sang thăm và làm việc với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản.
Ngoài ra, Việt Nam đã đưa ra định hướng thu hút đầu tư vào ngành công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, cơ sở hạ tầng… là những ngành mà phía Nhật Bản đang có thế mạnh. Việt Nam cũng sẽ tạo ra những cơ chế hết sức thuận lợi đối với các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam, kể cả việc thành lập những khu công nghiệp dành riêng cho nhà đầu tư Nhật Bản cũng đã từng được tính đến./.
Minh Thúy (Vietnam+)