Từ đầu tháng 7 đến nay, giá vàng thế giới liên tục tăng cao, từ mức 1.494 USD/oz (ngày 01/07/2011) đã lên mức kỷ lục 1.716 USD/oz (ngày 8/8/2011).
Theo Ngân hàng Nhà nước, nguyên nhân của việc giá vàng thế giới tăng cao là do lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công tại Mỹ và Châu Âu. Đặc biệt là việc Standard & Poor’s (S&P) hạ mức xếp hạng tín nhiệm nợ công của Mỹ đã khiến giá vàng thế giới trong ngày hôm nay lập mức kỷ lục mới. Theo phân tích của giới đầu tư quốc tế, giá vàng sẽ còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới do yếu tố đầu cơ và tâm lý.
Sau khi vươn lên mức 44,1 triệu đồng/lượng vào đầu giờ sáng 8/8, giá vàng liên tục được đẩy lên 44,2 triệu đồng/lượng vào lúc 1h chiều rồi đạt mốc 44,6 triệu đồng lượng vào lúc 1h20 phút. Bắt đầu từ đây, giao dịch mua bán vàng bùng nổ.
Trong khi đó, giá vàng sau khi đạt đỉnh cao 43,4-44,6 triệu đồng/lượng thì đã liên tục điều chỉnh giảm. Đến cuối giờ chiều 8/8, giá vàng được niêm yết ở mức 44,3 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, khoảng cách giữa mua và bán được các cửa hàng vàng giãn ra khá rộng chênh lệch tới 700.000 đồng/lượng.
Sự chớm đi xuống của giá vàng, càng thúc đẩy người dân bán ra nhiều hơn khi nhiều người lo ngại giá có thể sụt nhanh. Bởi vì, giá trong nước đã cao hơn giá thế giới nên mức rủi ro đang rất cao.
Một biểu hiện đáng chú ý, trên bảng điện tử giá vàng trong nước của các cửa hàng vàng đang biến động liên tục thì giá vàng thế giới tạm thời đứng yên. Điều này nhiều người càng thêm lo ngại.
Trước sức nóng ngùn ngụt của giá vàng trong nước và quốc tế hôm nay, nhiều doanh nghiệp kim hoàn lớn như SJC, DOJI, Sacombank-SBJ... đã xin Ngân hàng Nhà nước cấp hạn ngạch nhập vàng.
Một quan chức của Ngân hàng Nhà nước cho biết, sau khi thị trường vàng có sự biến động mạnh như vậy, ngày 8/8 lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã có cuộc họp khẩn để bàn biện pháp để làm giảm nhiệt sức nóng của giá vàng.
Tại cuộc họp, Ngân hàng Nhà nước đưa ra nhận định: cùng với diễn biến giá vàng thế giới giá vàng trong nước cũng tăng theo tuy nhiên, tốc độ tăng thấp hơn giá vàng thế giới. Ngân hàng Nhà nước lý giải, hiện tượng này là do chính sách tiền tệ chặt chẽ đã tạo ra sức hấp dẫn cho việc nắm giữ đồng Việt Nam, khuyến khích người dân bán vàng lấy tiền đồng để gửi tiết kiệm, khiến cho lượng cung vàng trên thị trường tăng trong khi nhu cầu mua vàng giảm.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, do chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế, đã xuất hiện tình trạng xuất khẩu vàng nguyên liệu biến tướng với khối lượng lớn. Tuy nhiên, việc từ đầu tháng 8 đến nay, đặc biệt trong ngày 8/8, giá vàng trong nước tăng đột biến và có thời điểm cao hơn giá vàng thế giới quy đổi, chủ yếu do diễn biến tăng mạnh của giá vàng thế giới. Ngoài ra, lợi dụng tình hình này, giới đầu cơ trên thị trường vàng trong nước cũng tiến hành đầu cơ, làm giá để trục lợi, gây tâm lý bất ổn trong nhân dân mặc dù lượng vàng nắm giữ trong dân vẫn ở mức cao.
Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, chính sách nhất quán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ổn định giá trị đồng Việt Nam. Với mức tỷ giá ổn định trong thời gian qua cũng như trong thời gian tới, người dân đang được hưởng lợi từ việc nắm giữ đồng Việt Nam so với nắm giữ đô la Mỹ và vàng. Việc mua vàng trong thời gian này chứa đựng nhiều rủi ro cho những người nắm giữ vàng.
Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên Vietnam+, trong ngày 8/8, mặc dù giá vàng tăng đột biến, nhưng tại các cửa hàng kinh doanh vàng, lượng người đến mua vàng rất và dù công ty phát ra bất kỳ giá nào, người dân cũng sẵn sàng mua vào.
Ông Nguyễn Công Tường, Phó giám đốc kinh doanh Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cho biết, trong ngày hôm nay, hệ thống SJC bán ra 5.000 lượng vàng trong khi chỉ mua được có 500 lượng.
Trong khi đó, do tác động của yếu tố tâm lý, người dân đang tìm cách gom mua vàng bất chấp giá cao, thay vì bán ra như mấy tháng qua. “Người dân mua vàng với niềm tin giá còn lên, khi mà kinh tế thế giới có quá nhiều bất ổn. Những ai muốn bán vàng thì đã bán cả rồi, còn những ai vẫn giữ vàng đến giờ đều không muốn bán," một lãnh đạo của Công ty cổ phần kinh doanh và đầu tư Vàng Việt Nam (VGB) nhận định.
Vị lãnh đạo này cũng cho biết, nguồn vàng trong nước đã vơi đi đáng kể sau những đợt xuất mạnh hồi tháng 6-7 vừa qua, khi vàng trong nước rẻ hơn quốc tế 400.00-500.000 đồng/lượng, mà chưa được nhập bổ sung. Nhà kinh doanh vàng này nhận định, để giá vàng trong nước về sát với giá thế giới, chỉ có cách làm tăng nguồn cung vàng trong nước, thông qua hoạt động bán vàng ra của người dân và cơ quan chức năng cho nhập vàng.
Đến 19 giờ, Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông điệp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát tình hình và sẵn sàng cho phép nhập khẩu vàng để bình ổn thị trường, chống đầu cơ, làm giá, bảo vệ lợi ích của người dân
Các chuyên gia nhận định, việc Ngân hàng Nhà nước phát đi thông điệp "sẵn sàng cho phép nhập khẩu vàng để bình ổn thị trường, chống đầu cơ, làm giá, bảo vệ lợi ích của người dân" hy vọng sẽ làm dịu bớt đi sức tăng nóng của giá vàng ngày 8/8./.
Theo Ngân hàng Nhà nước, nguyên nhân của việc giá vàng thế giới tăng cao là do lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công tại Mỹ và Châu Âu. Đặc biệt là việc Standard & Poor’s (S&P) hạ mức xếp hạng tín nhiệm nợ công của Mỹ đã khiến giá vàng thế giới trong ngày hôm nay lập mức kỷ lục mới. Theo phân tích của giới đầu tư quốc tế, giá vàng sẽ còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới do yếu tố đầu cơ và tâm lý.
Sau khi vươn lên mức 44,1 triệu đồng/lượng vào đầu giờ sáng 8/8, giá vàng liên tục được đẩy lên 44,2 triệu đồng/lượng vào lúc 1h chiều rồi đạt mốc 44,6 triệu đồng lượng vào lúc 1h20 phút. Bắt đầu từ đây, giao dịch mua bán vàng bùng nổ.
Trong khi đó, giá vàng sau khi đạt đỉnh cao 43,4-44,6 triệu đồng/lượng thì đã liên tục điều chỉnh giảm. Đến cuối giờ chiều 8/8, giá vàng được niêm yết ở mức 44,3 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, khoảng cách giữa mua và bán được các cửa hàng vàng giãn ra khá rộng chênh lệch tới 700.000 đồng/lượng.
Sự chớm đi xuống của giá vàng, càng thúc đẩy người dân bán ra nhiều hơn khi nhiều người lo ngại giá có thể sụt nhanh. Bởi vì, giá trong nước đã cao hơn giá thế giới nên mức rủi ro đang rất cao.
Một biểu hiện đáng chú ý, trên bảng điện tử giá vàng trong nước của các cửa hàng vàng đang biến động liên tục thì giá vàng thế giới tạm thời đứng yên. Điều này nhiều người càng thêm lo ngại.
Trước sức nóng ngùn ngụt của giá vàng trong nước và quốc tế hôm nay, nhiều doanh nghiệp kim hoàn lớn như SJC, DOJI, Sacombank-SBJ... đã xin Ngân hàng Nhà nước cấp hạn ngạch nhập vàng.
Một quan chức của Ngân hàng Nhà nước cho biết, sau khi thị trường vàng có sự biến động mạnh như vậy, ngày 8/8 lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã có cuộc họp khẩn để bàn biện pháp để làm giảm nhiệt sức nóng của giá vàng.
Tại cuộc họp, Ngân hàng Nhà nước đưa ra nhận định: cùng với diễn biến giá vàng thế giới giá vàng trong nước cũng tăng theo tuy nhiên, tốc độ tăng thấp hơn giá vàng thế giới. Ngân hàng Nhà nước lý giải, hiện tượng này là do chính sách tiền tệ chặt chẽ đã tạo ra sức hấp dẫn cho việc nắm giữ đồng Việt Nam, khuyến khích người dân bán vàng lấy tiền đồng để gửi tiết kiệm, khiến cho lượng cung vàng trên thị trường tăng trong khi nhu cầu mua vàng giảm.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, do chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế, đã xuất hiện tình trạng xuất khẩu vàng nguyên liệu biến tướng với khối lượng lớn. Tuy nhiên, việc từ đầu tháng 8 đến nay, đặc biệt trong ngày 8/8, giá vàng trong nước tăng đột biến và có thời điểm cao hơn giá vàng thế giới quy đổi, chủ yếu do diễn biến tăng mạnh của giá vàng thế giới. Ngoài ra, lợi dụng tình hình này, giới đầu cơ trên thị trường vàng trong nước cũng tiến hành đầu cơ, làm giá để trục lợi, gây tâm lý bất ổn trong nhân dân mặc dù lượng vàng nắm giữ trong dân vẫn ở mức cao.
Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, chính sách nhất quán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ổn định giá trị đồng Việt Nam. Với mức tỷ giá ổn định trong thời gian qua cũng như trong thời gian tới, người dân đang được hưởng lợi từ việc nắm giữ đồng Việt Nam so với nắm giữ đô la Mỹ và vàng. Việc mua vàng trong thời gian này chứa đựng nhiều rủi ro cho những người nắm giữ vàng.
Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên Vietnam+, trong ngày 8/8, mặc dù giá vàng tăng đột biến, nhưng tại các cửa hàng kinh doanh vàng, lượng người đến mua vàng rất và dù công ty phát ra bất kỳ giá nào, người dân cũng sẵn sàng mua vào.
Ông Nguyễn Công Tường, Phó giám đốc kinh doanh Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cho biết, trong ngày hôm nay, hệ thống SJC bán ra 5.000 lượng vàng trong khi chỉ mua được có 500 lượng.
Trong khi đó, do tác động của yếu tố tâm lý, người dân đang tìm cách gom mua vàng bất chấp giá cao, thay vì bán ra như mấy tháng qua. “Người dân mua vàng với niềm tin giá còn lên, khi mà kinh tế thế giới có quá nhiều bất ổn. Những ai muốn bán vàng thì đã bán cả rồi, còn những ai vẫn giữ vàng đến giờ đều không muốn bán," một lãnh đạo của Công ty cổ phần kinh doanh và đầu tư Vàng Việt Nam (VGB) nhận định.
Vị lãnh đạo này cũng cho biết, nguồn vàng trong nước đã vơi đi đáng kể sau những đợt xuất mạnh hồi tháng 6-7 vừa qua, khi vàng trong nước rẻ hơn quốc tế 400.00-500.000 đồng/lượng, mà chưa được nhập bổ sung. Nhà kinh doanh vàng này nhận định, để giá vàng trong nước về sát với giá thế giới, chỉ có cách làm tăng nguồn cung vàng trong nước, thông qua hoạt động bán vàng ra của người dân và cơ quan chức năng cho nhập vàng.
Đến 19 giờ, Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông điệp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát tình hình và sẵn sàng cho phép nhập khẩu vàng để bình ổn thị trường, chống đầu cơ, làm giá, bảo vệ lợi ích của người dân
Các chuyên gia nhận định, việc Ngân hàng Nhà nước phát đi thông điệp "sẵn sàng cho phép nhập khẩu vàng để bình ổn thị trường, chống đầu cơ, làm giá, bảo vệ lợi ích của người dân" hy vọng sẽ làm dịu bớt đi sức tăng nóng của giá vàng ngày 8/8./.
Minh Thúy (Vietnam+)