Theo ngành thuỷ sản các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, trong tháng 11/2011, toàn vùng đã thu hoạch thêm trên 5.000 tấn tôm thẻ chân trắng, nâng tổng lượng tôm thẻ chân trắng thu hoạch từ đầu năm đến nay được 51.137 tấn, vượt kế hoạch 32%, cao hơn sản lượng thu hoạch năm 2010 tới 57%.
Trong đó, có 27.000 tấn đã được xuất khẩu sang các nước EU, châu Á, Bắc Mỹ, châu Đại Dương. Có 4 tỉnh trúng mùa nhất là Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng thu hoạch được 36.244 tấn, chiếm 70,8% sản lượng toàn vùng.
Năm nay, 7 tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Long An) đưa 12.257 ha mặt nước vào nuôi tôm thẻ chân trắng.
Các tỉnh đã tuân thủ tốt quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đảm bảo nuôi tôm thẻ chân trắng đúng quy hoạch, không nuôi lẫn với các đối tượng tôm nuôi khác; hệ thống cấp và thoát nước được bố trí riêng biệt không gây ô nhiễm; hệ thống đê bao bảo đảm bảo không để tôm và chất thải chưa xử lý thoát ra môi trường nước xung quanh; người nuôi thực hiện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Nhờ đó, 85% diện tích mặt nước thả nuôi (10.422 ha) đạt năng suất bình quân 4,9 tấn/ha/vụ.
Tôm thẻ chân trắng bắt đầu được nuôi thử nghiệm ở Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2002 trên diện tích 30 ha ở Bạc Liêu. Đến năm 2010, diện tích nuôi được mở rộng lên trên 4.000 ha. Chi phí sản xuất tôm thẻ chân trắng ở mức bình quân là 55.000 đồng/kg. Với giá bán trên 100.000 đồng/kg (loại từ 80 - 100 con/kg), người nuôi tôm có lợi nhuận lớn.
Một trong những lợi thế của tôm thẻ chân trắng là thời gian thu hoạch nhanh, từ khi thả tôm đến khi thu hoạch chỉ 70-80 ngày. Do vậy, có thể quay vòng đến 3 vụ nuôi trong năm. Điều này cho thấy đây là một đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, góp phần làm tăng sản lượng, giá trị tôm xuất khẩu./.
Trong đó, có 27.000 tấn đã được xuất khẩu sang các nước EU, châu Á, Bắc Mỹ, châu Đại Dương. Có 4 tỉnh trúng mùa nhất là Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng thu hoạch được 36.244 tấn, chiếm 70,8% sản lượng toàn vùng.
Năm nay, 7 tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Long An) đưa 12.257 ha mặt nước vào nuôi tôm thẻ chân trắng.
Các tỉnh đã tuân thủ tốt quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đảm bảo nuôi tôm thẻ chân trắng đúng quy hoạch, không nuôi lẫn với các đối tượng tôm nuôi khác; hệ thống cấp và thoát nước được bố trí riêng biệt không gây ô nhiễm; hệ thống đê bao bảo đảm bảo không để tôm và chất thải chưa xử lý thoát ra môi trường nước xung quanh; người nuôi thực hiện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Nhờ đó, 85% diện tích mặt nước thả nuôi (10.422 ha) đạt năng suất bình quân 4,9 tấn/ha/vụ.
Tôm thẻ chân trắng bắt đầu được nuôi thử nghiệm ở Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2002 trên diện tích 30 ha ở Bạc Liêu. Đến năm 2010, diện tích nuôi được mở rộng lên trên 4.000 ha. Chi phí sản xuất tôm thẻ chân trắng ở mức bình quân là 55.000 đồng/kg. Với giá bán trên 100.000 đồng/kg (loại từ 80 - 100 con/kg), người nuôi tôm có lợi nhuận lớn.
Một trong những lợi thế của tôm thẻ chân trắng là thời gian thu hoạch nhanh, từ khi thả tôm đến khi thu hoạch chỉ 70-80 ngày. Do vậy, có thể quay vòng đến 3 vụ nuôi trong năm. Điều này cho thấy đây là một đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, góp phần làm tăng sản lượng, giá trị tôm xuất khẩu./.
Thế Đạt (TTXVN/Vietnam+)