Sản lượng thóc gạo niên vụ tới của Việt Nam dự kiến sẽ giảm lần đầu tiên trong vòng hơn một thập niên, do Việt Nam thúc đẩy sản xuất các lương thực và giống cây trồng khác, làm giảm tính cạnh tranh của mặt hàng gạo trên thị trường xuất khẩu thế giới.
Kế hoạch chuyển đổi các vùng trồng lúa nói trên dự kiến sẽ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thông qua trước cuối năm nay nhằm giúp nông dân nâng cao thu nhập.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông David Dawe, nhà kinh tế cao cấp thuộc Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), cho biết nếu sản lượng thóc gạo Việt Nam giảm, các quốc gia xuất khẩu gạo khác sẽ được hưởng lợi, song điều này lại gây tác động tiêu cực tới các quốc gia nhập khẩu gạo.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), giá gạo 5% tấm của Việt Nam trong tháng Tám là 400 USD/tấn, giảm 3,4% trong năm nay. Trong khi đó, giá thóc theo các hợp đồng kỳ hạn được giao dịch ở mức 15,495 USD/100 pound (1 pound = 0,454kg) trên sàn giao dịch Chicago (Mỹ), tăng 2,1% trong năm nay.
Kể từ năm 2001, sản lượng gạo tại Việt Nam đã liên tục tăng và tăng 34% lên 27,4 triệu tấn vào niên vụ 2011-2012.
Xuất khẩu gạo Việt Nam cũng tăng vọt từ mức thấp chưa đầy 100.000 tấn trong năm 1988 lên 7,4 triệu tấn trong niên vụ 2012-2013, khi Việt Nam thúc đẩy cải cách và hướng tới thương mại quốc tế.
Cũng trong niên vụ 2012-2013, Ấn Độ xuất khẩu 9,7 triệu tấn gạo và Thái Lan bán 7 triệu tấn ra thị trường nước ngoài.
Mặc dù nhu cầu xuất khẩu gạo đang chững lại, sản lượng gạo toàn cầu vẫn tăng lên mức cao kỷ lục. USDA dự báo sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2013-2014 sẽ tăng 1,9% và đạt 477,9 triệu tấn.
Trong đó, lượng gạo xuất khẩu trên toàn cầu niên vụ này sẽ đạt 39 triệu tấn, tương đương mức xuất khẩu hồi niên vụ 2011-2012. Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam chiếm khoảng 2/3 tổng lượng gạo bán ra trên toàn cầu năm 2012.
Philippines - quốc gia từng nhập khẩu gạo nhiều nhất thế giới - sẽ không nhập thêm gạo trong năm nay, do nước này có thể tự cung tự cấp lúa gạo trong nước, theo Bộ trưởng Nông nghiệp Proceso Alcala.
Đối với Thái Lan, dự trữ thóc gạo quốc gia có thể tăng 24% và đạt mức cao kỷ lục 15,5 triệu tấn trong niên vụ này.
Bộ trưởng Thương mại Thái Lan, Niwattumrong Boonsongpaisan, cho biết nước này sẽ xuất khẩu 1,2 triệu tấn gạo sang Trung Quốc trong vòng 12 tháng và sẽ tìm kiếm thêm các hợp đồng bán gạo khác.
Chính phủ Thái Lan đã thu mua thóc gạo với giá cao hơn giá thị trường nhằm tăng thu nhập cho nông dân, song chương trình trợ giá này lại gây thiệt hại cho chính phủ lên tới 137 tỷ baht (4,4 tỷ USD) năm ngoái.
Bên cạnh đó, sản lượng gạo Campuchia vụ mùa này sẽ tăng lên 4,9 triệu tấn - mức cao nhất từ trước đến nay.
Kan Channmeta, một quan chức nhà nước, hồi tháng Năm cho biết Campuchia dự định sẽ tăng lượng gạo xuất khẩu lên một triệu tấn vào năm 2015./.
Kế hoạch chuyển đổi các vùng trồng lúa nói trên dự kiến sẽ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thông qua trước cuối năm nay nhằm giúp nông dân nâng cao thu nhập.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông David Dawe, nhà kinh tế cao cấp thuộc Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), cho biết nếu sản lượng thóc gạo Việt Nam giảm, các quốc gia xuất khẩu gạo khác sẽ được hưởng lợi, song điều này lại gây tác động tiêu cực tới các quốc gia nhập khẩu gạo.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), giá gạo 5% tấm của Việt Nam trong tháng Tám là 400 USD/tấn, giảm 3,4% trong năm nay. Trong khi đó, giá thóc theo các hợp đồng kỳ hạn được giao dịch ở mức 15,495 USD/100 pound (1 pound = 0,454kg) trên sàn giao dịch Chicago (Mỹ), tăng 2,1% trong năm nay.
Kể từ năm 2001, sản lượng gạo tại Việt Nam đã liên tục tăng và tăng 34% lên 27,4 triệu tấn vào niên vụ 2011-2012.
Xuất khẩu gạo Việt Nam cũng tăng vọt từ mức thấp chưa đầy 100.000 tấn trong năm 1988 lên 7,4 triệu tấn trong niên vụ 2012-2013, khi Việt Nam thúc đẩy cải cách và hướng tới thương mại quốc tế.
Cũng trong niên vụ 2012-2013, Ấn Độ xuất khẩu 9,7 triệu tấn gạo và Thái Lan bán 7 triệu tấn ra thị trường nước ngoài.
Mặc dù nhu cầu xuất khẩu gạo đang chững lại, sản lượng gạo toàn cầu vẫn tăng lên mức cao kỷ lục. USDA dự báo sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2013-2014 sẽ tăng 1,9% và đạt 477,9 triệu tấn.
Trong đó, lượng gạo xuất khẩu trên toàn cầu niên vụ này sẽ đạt 39 triệu tấn, tương đương mức xuất khẩu hồi niên vụ 2011-2012. Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam chiếm khoảng 2/3 tổng lượng gạo bán ra trên toàn cầu năm 2012.
Philippines - quốc gia từng nhập khẩu gạo nhiều nhất thế giới - sẽ không nhập thêm gạo trong năm nay, do nước này có thể tự cung tự cấp lúa gạo trong nước, theo Bộ trưởng Nông nghiệp Proceso Alcala.
Đối với Thái Lan, dự trữ thóc gạo quốc gia có thể tăng 24% và đạt mức cao kỷ lục 15,5 triệu tấn trong niên vụ này.
Bộ trưởng Thương mại Thái Lan, Niwattumrong Boonsongpaisan, cho biết nước này sẽ xuất khẩu 1,2 triệu tấn gạo sang Trung Quốc trong vòng 12 tháng và sẽ tìm kiếm thêm các hợp đồng bán gạo khác.
Chính phủ Thái Lan đã thu mua thóc gạo với giá cao hơn giá thị trường nhằm tăng thu nhập cho nông dân, song chương trình trợ giá này lại gây thiệt hại cho chính phủ lên tới 137 tỷ baht (4,4 tỷ USD) năm ngoái.
Bên cạnh đó, sản lượng gạo Campuchia vụ mùa này sẽ tăng lên 4,9 triệu tấn - mức cao nhất từ trước đến nay.
Kan Channmeta, một quan chức nhà nước, hồi tháng Năm cho biết Campuchia dự định sẽ tăng lượng gạo xuất khẩu lên một triệu tấn vào năm 2015./.
Linh Đào (TTXVN)