Tổ chức càphê quốc tế (ICO) đã hạ dự báo sản lượng càphê toàn cầu trong niên vụ mới bắt đầu từ tháng 10 năm nay xuống 127,4 triệu bao loại 60kg so với 129,5 triệu bao đưa ra hồi tháng Chín do các đợt mưa lớn ảnh hưởng tới các đồn điền trồng càphê ở Indonesia và hai nước trồng càphê chủ chốt ở Mỹ Latinh là Brazil và Colombia.
Theo nhà phân tích Fritsch từ Commerzbank, mùa màng ở Trung Mỹ bị thất bát chủ yếu là do mưa lớn ở các vùng trồng càphê chủ chốt của Brazil và các tín hiệu cho thấy Colombia không được mùa càphê với sản lượng thu hoạch trong tháng 10 thấp hơn 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiệp hội các nhà xuất khẩu càphê sạch Brazil (Cecafe) cũng cho hay xuất khẩu càphê của nước này trong tháng 10 đã giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, thị trường vẫn đang chờ đợi nguồn cung càphê vối (robusta) từ Việt Nam bởi phải 2-3 tuần nữa, càphê vụ mới được đưa vào giao dịch tại Sàn giao dịch hàng hóa London (LIFFE).
Theo ông Jack Scoville, Phó chủ tịch Price Futures Group tại Chicago, tình hình cho thấy thị trường sẽ đối mặt với nguồn cung eo hẹp trong ngắn hạn. Thị trường đang được hỗ trợ bởi nhu cầu từ các công ty rang xay càphê. Do đó các nhà sản xuất đang có cơ hội đẩy giá lên khi nguồn cung càphê từ Brazil sẽ bị thắt chặt hơn trong tương lai.
Tận dụng thời cơ đó tuần qua giới giao dịch càphê liên tục đẩy giá lên. Cuối ngày 18/11 tại LIFFE giá càphê vối giao tháng 1/2012 tăng lên 1.846 USD/tấn so với 1.832 USD/tấn cuối tuần trước đó.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa New York giá càphê chè (arabica) giao tháng 12/2011 cũng tăng từ 230,050 cent/lb (1lb = 0,454kg) lên 236,85 cent/lb.
Indonesia, nước sản xuất càphê lớn thứ ba thế giới, sau Brazil và Việt Nam, có tham vọng trở thành nước đứng thứ hai thế giới về sản xuất càphê vào năm 2016. Theo đó, Hiệp hội Công nghiệp và các nhà xuất khẩu càphê Indonesia (AEKI) sẽ hợp tác chặt chẽ với những người trồng càphê địa phương để nâng gấp đôi sản lượng hiện nay lên 1,4 triệu tấn.
Trong dài hạn, Indonesia sẽ mở rộng diện tích trồng càphê trong nỗ lực vươn lên thành nước sản xuất càphê lớn nhất thế giới trong vòng 10-15 năm nữa./.
Theo nhà phân tích Fritsch từ Commerzbank, mùa màng ở Trung Mỹ bị thất bát chủ yếu là do mưa lớn ở các vùng trồng càphê chủ chốt của Brazil và các tín hiệu cho thấy Colombia không được mùa càphê với sản lượng thu hoạch trong tháng 10 thấp hơn 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiệp hội các nhà xuất khẩu càphê sạch Brazil (Cecafe) cũng cho hay xuất khẩu càphê của nước này trong tháng 10 đã giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, thị trường vẫn đang chờ đợi nguồn cung càphê vối (robusta) từ Việt Nam bởi phải 2-3 tuần nữa, càphê vụ mới được đưa vào giao dịch tại Sàn giao dịch hàng hóa London (LIFFE).
Theo ông Jack Scoville, Phó chủ tịch Price Futures Group tại Chicago, tình hình cho thấy thị trường sẽ đối mặt với nguồn cung eo hẹp trong ngắn hạn. Thị trường đang được hỗ trợ bởi nhu cầu từ các công ty rang xay càphê. Do đó các nhà sản xuất đang có cơ hội đẩy giá lên khi nguồn cung càphê từ Brazil sẽ bị thắt chặt hơn trong tương lai.
Tận dụng thời cơ đó tuần qua giới giao dịch càphê liên tục đẩy giá lên. Cuối ngày 18/11 tại LIFFE giá càphê vối giao tháng 1/2012 tăng lên 1.846 USD/tấn so với 1.832 USD/tấn cuối tuần trước đó.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa New York giá càphê chè (arabica) giao tháng 12/2011 cũng tăng từ 230,050 cent/lb (1lb = 0,454kg) lên 236,85 cent/lb.
Indonesia, nước sản xuất càphê lớn thứ ba thế giới, sau Brazil và Việt Nam, có tham vọng trở thành nước đứng thứ hai thế giới về sản xuất càphê vào năm 2016. Theo đó, Hiệp hội Công nghiệp và các nhà xuất khẩu càphê Indonesia (AEKI) sẽ hợp tác chặt chẽ với những người trồng càphê địa phương để nâng gấp đôi sản lượng hiện nay lên 1,4 triệu tấn.
Trong dài hạn, Indonesia sẽ mở rộng diện tích trồng càphê trong nỗ lực vươn lên thành nước sản xuất càphê lớn nhất thế giới trong vòng 10-15 năm nữa./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)