Sau thành công của 10 năm thực hiện Dự án “Sân khấu học đường,” Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trình lên chính phủ, đề nghị được tiếp tục thực hiện dự án trong giai đoạn 2011-2020.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trò chuyện với nghệ sĩ nhân dân, tiến sĩ Phạm Thị Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, người viết dự án này, xung quanh câu chuyện của dự án giai đoạn mới.
Có hiểu mới có thích
- Thưa tiến sĩ Phạm Thị Thành, bà có thể cho biết tầm quan trọng của dự án “Sân khấu học đường” giai đoạn 2011-2020?
Tiến sĩ Phạm Thị Thành: Dự án “Sân khấu học đường” giai đoạn 2011-2020 nói riêng và toàn bộ dự án nói chung cùng với mục đích giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể quý báu của Việt Nam là các bộ môn nghệ thuật sân khấu truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca, bài chòi…
Tôi nghĩ rằng, nghệ thuật sân khấu muốn giữ được cần có người diễn và người xem, hơn nữa, muốn phát triển nó thì người xem phải đông. Đưa sân khấu vào trường học nhằm giáo dục các em hiểu được nghệ thuật dân tộc. Có hiểu rồi các em mới có thích.
Chúng tôi đã tổng kết 10 năm thực hiện dự án và thấy rằng, ở những trường đã làm, cả học sinh và phụ huynh đều thích, còn đoàn nghệ thuật địa phương thì vui vì nhìn thấy người có thể kế cận.
Nếu bạn biết đã có nhiều em gửi thư về chia sẻ với chúng tôi niềm vui của các em khi tham gia tìm hiểu và diễn các thể loại ca kịch truyền thống, các em cũng bày tỏ nguyện vọng được tiếp tục tham gia thì bạn sẽ hiểu dự án cần thiết như thế nào.
- Ở giai đoạn mới, dự án có đi vào chiều sâu để đào tạo lớp trẻ thành những nghệ sĩ hay chỉ mở rộng “thị phần” ra những nơi chưa triển khai và dừng lại ở chỗ tuyên truyền gợi sức hút với khán giả trẻ hướng về nghệ thuật truyền thống, thưa bà?
Tiến sĩ Phạm Thị Thành: Trong giai đoạn mới, trước hết, chúng tôi tiếp tục mở rộng phạm vi đến các địa phương và các trường chưa được thực hiện ở giai đoạn trước. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện chúng tôi sẽ làm sâu ở các nơi đã làm.
- Dự án “Sân khấu học đường” đã liên kết với những nhà hát nào, thưa bà và bà có thể đánh giá vai trò của các nhà hát trong việc thực hiện dự án?
Tiến sĩ Phạm Thị Thành: Nói chung, mỗi địa phương đều có nhà hát hoặc đoàn nghệ thuật và chúng tôi liên kết với họ.
Các đoàn nghệ thuật này sẽ cử nghệ sĩ đại diện đến giới thiệu, giảng giải cho học trò để giúp các em hiểu về nghệ thuật sân khấu truyền thống. Sau đó, họ sẽ biểu diễn miễn phí trong các trường học và dạy các em diễn.
Một thực tế là, khi đã hiểu về nghệ thuật truyền thống, đã có rất đông các em đến tham gia tuyển chọn để được tập và diễn.
Cần giáo dục bài bản
- Theo bà, trong giai đoạn mới, Ban chỉ đạo có cần xây dựng một chương trình chuẩn, có hệ thống, giới thiệu tinh hoa nghệ thuật truyền thống theo đặc trưng của từng loại hình để các đơn vị giới thiệu các loại hình này một cách có hệ thống theo thế mạnh của từng địa phương?
Tiến sĩ Phạm Thị Thành: Ngoài giới thiệu chung về các loại hình nghệ thuật truyền thống, căn cứ vào đặc trưng từng vùng, chúng tôi sẽ hướng dẫn sâu cho các em loại hình nghệ thuật tiêu biểu của vùng đó. Ví dụ, ở Thái Bình, Nam Định sẽ đi sâu vào nghệ thuật chèo, ở miền Trung thì đi sâu vào nghệ thuật bài chòi và tuồng, miền Nam đi sâu vào cải lương…
- Có ý kiến cho rằng, cần thiết dần đưa “Sân khấu học đường” trở thành bộ môn chính khóa trong chương trình học tập. Còn ý kiến của bà thì thế nào?
Tiến sĩ Phạm Thị Thành: Được vậy thì tốt quá. Tôi đã có đề xuất như vậy. Nếu không thể đưa nghệ thuật sân khấu truyền thống vào học đường như một môn chính khóa thì cũng cần đưa vào làm ngoại khóa.
Nhà trường tạo điều kiện cho học sinh xem, sau đó các em sẽ viết thu hoạch về vở diễn các em được xem. Đó là sự giáo dục có chương trình của nhà trường về bộ môn nghệ thuật sân khấu như ở một số nước.
Bằng kinh nghiệm thực tế, tôi thấy rằng, dù về vật chất hay tinh thần, nếu từ bé các em không được thưởng thức thì khi lớn chúng sẽ xa lánh. Bởi vậy, khi chúng ta đưa sân khấu dân tộc đến với các em là để các em hiểu, yêu thích và ít nhất là khi xem vô tuyến đến chương trình sân khấu tuồng, chèo… thì chúng không chuyển kênh.
Ở Trung Quốc, Nhật Bản đến nay người ta vẫn giữ được Kinh kịch và kịch Nô, Kabuki… vì họ có cách tuyên truyền liên tục.
Nếu chúng ta tạo cơ hội cho các em tìm hiểu và tiếp xúc với nghệ thuật truyền thống đều đặn sẽ tạo ra hưng phấn để các em yêu quý nó và thích xem nó.
Khi đã có đông đảo người đón nhận thì chắc chắn nghệ thuật truyền thống của chúng ta sẽ phát triển.
- Nói như vậy, thì cơ bản, dự án vẫn chỉ là để đào tạo đội ngũ khán giả cho nghệ thuật truyền thống, thưa bà?
Tiến sĩ Phạm Thị Thành: Như tôi đã nói, khi người ta hiểu nghệ thuật truyền thống họ sẽ thích và khi thích thì sẽ đón nhận. Như vậy, chúng ta đâu chỉ là đào tạo khán giả đơn thuần mà còn phải có cái nhìn xa là tương lai phát triển của loại hình nghệ thuật truyền thống.
Hơn nữa, tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện, khi các em ở Đông Anh-Hà Nội diễn, những nghệ sĩ tuồng, chèo lâu năm đã xúc động ôm các em mà nói: “Chính tương lai của tuồng, chèo là đây!”
Như vậy, “Sân khấu học đường” còn đào tạo cho các nhà hát, các đoàn nghệ thuật những nghệ sĩ nghệ thuật truyền thống trong tương lai.
- Xin trân trọng cảm ơn bà!
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trò chuyện với nghệ sĩ nhân dân, tiến sĩ Phạm Thị Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, người viết dự án này, xung quanh câu chuyện của dự án giai đoạn mới.
Có hiểu mới có thích
- Thưa tiến sĩ Phạm Thị Thành, bà có thể cho biết tầm quan trọng của dự án “Sân khấu học đường” giai đoạn 2011-2020?
Tiến sĩ Phạm Thị Thành: Dự án “Sân khấu học đường” giai đoạn 2011-2020 nói riêng và toàn bộ dự án nói chung cùng với mục đích giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể quý báu của Việt Nam là các bộ môn nghệ thuật sân khấu truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca, bài chòi…
Tôi nghĩ rằng, nghệ thuật sân khấu muốn giữ được cần có người diễn và người xem, hơn nữa, muốn phát triển nó thì người xem phải đông. Đưa sân khấu vào trường học nhằm giáo dục các em hiểu được nghệ thuật dân tộc. Có hiểu rồi các em mới có thích.
Chúng tôi đã tổng kết 10 năm thực hiện dự án và thấy rằng, ở những trường đã làm, cả học sinh và phụ huynh đều thích, còn đoàn nghệ thuật địa phương thì vui vì nhìn thấy người có thể kế cận.
Nếu bạn biết đã có nhiều em gửi thư về chia sẻ với chúng tôi niềm vui của các em khi tham gia tìm hiểu và diễn các thể loại ca kịch truyền thống, các em cũng bày tỏ nguyện vọng được tiếp tục tham gia thì bạn sẽ hiểu dự án cần thiết như thế nào.
- Ở giai đoạn mới, dự án có đi vào chiều sâu để đào tạo lớp trẻ thành những nghệ sĩ hay chỉ mở rộng “thị phần” ra những nơi chưa triển khai và dừng lại ở chỗ tuyên truyền gợi sức hút với khán giả trẻ hướng về nghệ thuật truyền thống, thưa bà?
Tiến sĩ Phạm Thị Thành: Trong giai đoạn mới, trước hết, chúng tôi tiếp tục mở rộng phạm vi đến các địa phương và các trường chưa được thực hiện ở giai đoạn trước. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện chúng tôi sẽ làm sâu ở các nơi đã làm.
- Dự án “Sân khấu học đường” đã liên kết với những nhà hát nào, thưa bà và bà có thể đánh giá vai trò của các nhà hát trong việc thực hiện dự án?
Tiến sĩ Phạm Thị Thành: Nói chung, mỗi địa phương đều có nhà hát hoặc đoàn nghệ thuật và chúng tôi liên kết với họ.
Các đoàn nghệ thuật này sẽ cử nghệ sĩ đại diện đến giới thiệu, giảng giải cho học trò để giúp các em hiểu về nghệ thuật sân khấu truyền thống. Sau đó, họ sẽ biểu diễn miễn phí trong các trường học và dạy các em diễn.
Một thực tế là, khi đã hiểu về nghệ thuật truyền thống, đã có rất đông các em đến tham gia tuyển chọn để được tập và diễn.
Cần giáo dục bài bản
- Theo bà, trong giai đoạn mới, Ban chỉ đạo có cần xây dựng một chương trình chuẩn, có hệ thống, giới thiệu tinh hoa nghệ thuật truyền thống theo đặc trưng của từng loại hình để các đơn vị giới thiệu các loại hình này một cách có hệ thống theo thế mạnh của từng địa phương?
Tiến sĩ Phạm Thị Thành: Ngoài giới thiệu chung về các loại hình nghệ thuật truyền thống, căn cứ vào đặc trưng từng vùng, chúng tôi sẽ hướng dẫn sâu cho các em loại hình nghệ thuật tiêu biểu của vùng đó. Ví dụ, ở Thái Bình, Nam Định sẽ đi sâu vào nghệ thuật chèo, ở miền Trung thì đi sâu vào nghệ thuật bài chòi và tuồng, miền Nam đi sâu vào cải lương…
- Có ý kiến cho rằng, cần thiết dần đưa “Sân khấu học đường” trở thành bộ môn chính khóa trong chương trình học tập. Còn ý kiến của bà thì thế nào?
Tiến sĩ Phạm Thị Thành: Được vậy thì tốt quá. Tôi đã có đề xuất như vậy. Nếu không thể đưa nghệ thuật sân khấu truyền thống vào học đường như một môn chính khóa thì cũng cần đưa vào làm ngoại khóa.
Nhà trường tạo điều kiện cho học sinh xem, sau đó các em sẽ viết thu hoạch về vở diễn các em được xem. Đó là sự giáo dục có chương trình của nhà trường về bộ môn nghệ thuật sân khấu như ở một số nước.
Bằng kinh nghiệm thực tế, tôi thấy rằng, dù về vật chất hay tinh thần, nếu từ bé các em không được thưởng thức thì khi lớn chúng sẽ xa lánh. Bởi vậy, khi chúng ta đưa sân khấu dân tộc đến với các em là để các em hiểu, yêu thích và ít nhất là khi xem vô tuyến đến chương trình sân khấu tuồng, chèo… thì chúng không chuyển kênh.
Ở Trung Quốc, Nhật Bản đến nay người ta vẫn giữ được Kinh kịch và kịch Nô, Kabuki… vì họ có cách tuyên truyền liên tục.
Nếu chúng ta tạo cơ hội cho các em tìm hiểu và tiếp xúc với nghệ thuật truyền thống đều đặn sẽ tạo ra hưng phấn để các em yêu quý nó và thích xem nó.
Khi đã có đông đảo người đón nhận thì chắc chắn nghệ thuật truyền thống của chúng ta sẽ phát triển.
- Nói như vậy, thì cơ bản, dự án vẫn chỉ là để đào tạo đội ngũ khán giả cho nghệ thuật truyền thống, thưa bà?
Tiến sĩ Phạm Thị Thành: Như tôi đã nói, khi người ta hiểu nghệ thuật truyền thống họ sẽ thích và khi thích thì sẽ đón nhận. Như vậy, chúng ta đâu chỉ là đào tạo khán giả đơn thuần mà còn phải có cái nhìn xa là tương lai phát triển của loại hình nghệ thuật truyền thống.
Hơn nữa, tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện, khi các em ở Đông Anh-Hà Nội diễn, những nghệ sĩ tuồng, chèo lâu năm đã xúc động ôm các em mà nói: “Chính tương lai của tuồng, chèo là đây!”
Như vậy, “Sân khấu học đường” còn đào tạo cho các nhà hát, các đoàn nghệ thuật những nghệ sĩ nghệ thuật truyền thống trong tương lai.
- Xin trân trọng cảm ơn bà!
Thiên Linh (Vietnam+)