Tập đoàn điện tử Samsung (Hàn Quốc) đã đánh bật các công ty Nhật Bản, làm mưa làm gió trên thị trường điện thoại thông minh và máy thu hình (TV) màn hình mỏng toàn cầu, nhất là tại các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, Samsung đang đứng trước nguy cơ bị các công ty Trung Quốc như Lenovo, TCL vượt mặt.
Cho dù tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc này đang chuyển hướng sản xuất những sản phẩm cao cấp, song nhiều khả năng số phận của Samsung cũng giống như các công ty Nhật Bản trước đây.
Theo báo Nikkei, tại những đô thị giàu có, sầm uất, các sản phẩm điện thoại thông minh, TV màn hình mỏng của Samsung tràn ngập các siêu thị điện máy. Tuy nhiên, tại các cửa hàng điện thoại ở hầu hết khu vực nông thôn ở Trung Quốc, các thương hiệu Trung Quốc như Lenovo chiếm đại đa số.
Với mức giá trung bình khoảng 500 NDT và có thể lướt web, các sản phẩm của Trung Quốc được người dân ưa chuộng hơn nhiều mẫu điện thoại Samsung hào nhoáng nhưng đắt tiền.
Hiện nay, Samsung vẫn giữ được ngôi đầu trong thị trường điện thoại thông minh tại Trung Quốc nhưng thị phần của nhà sản xuất này đang trên đà đi xuống.
Theo một điều tra mới đây, trong quý 1/2013, Samsung chiếm 17% thị phần, giảm tới 8,4% so với ba năm trước. Thay vào đó là sự nổi lên của thương hiệu Lenovo.
Trong khi đó, cuộc chiến "trụ hạng" của Samsung trong lĩnh vực máy thu hình màn hình mỏng còn khó khăn hơn rất nhiều. Các quan chức của TCL tự tin khẳng định chất lượng sản phẩm của hãng thông hề thua kém sản phẩm của Samsung.
Điều này không phải là không có cơ sở khi TCL và Samsung đã tạo được cơ chế tương hỗ linh kiện quan trọng như màn hình tinh hình lỏng.
Với mức giá thấp hơn Samsung khoảng 20%, không chỉ nổi lên trong nước, xuất khẩu TV màn hình mỏng của TCL sang thị trường Đông Nam Á, Trung Nam Mỹ trong năm 2012 đã tăng tới hơn 70% so với năm 2011.
Ngay tại các thị trường mới nổi có mức thu nhập đầu trên người cao như Brazil, các thương hiệu của Trung Quốc cũng giành được ưu thế. Hồi tháng Một, Lenovo đã mua thương hiệu sản xuất điện máy DigiBra Group của Brazil và đưa một nhà máy sản xuất vào hoạt động.
Theo công ty điều tra thị trường IDC (Mỹ), trong vòng 3-5 năm tới, Lenovo sẽ tăng từ vị trí thứ bảy hiện nay lên đứng thứ ba về thị phần điện thoại thông minh tại Brazil.
Không chỉ Lenovo hay TCL, các tập đoàn sản xuất hàng điện tử tiêu dùng khác của Trung Quốc như Huawei hay ZTE cũng đang gây sức ép lớn lên vị thế của Samsung trong lĩnh vực sản xuất-tiêu thụ điện thoại thông minh.
Cuối năm 2013, Huawei sẽ mở tới 40 điểm bán điện thoại thông minh chuyên dụng và chuỗi 100 cửa hàng điện gia dụng tại nước này.
Rút kinh nghiệm từ thành công của chính Samsung, các tập đoàn chế tạo hàng điện tử tiêu dùng Trung Quốc cũng chi những khoản tiền khổng lồ cho chiến dịch quảng bá. Những công ty này không tiếc tiền thuê những ngôi sao hàng đầu trong làng túc cầu, bóng rổ… quảng bá cho sản phẩm, đồng thời tham gia tài trợ cho những sự kiện thể thao lớn mang tầm quốc tế để tạo danh tiếng đối với người tiêu dùng./.
Cho dù tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc này đang chuyển hướng sản xuất những sản phẩm cao cấp, song nhiều khả năng số phận của Samsung cũng giống như các công ty Nhật Bản trước đây.
Theo báo Nikkei, tại những đô thị giàu có, sầm uất, các sản phẩm điện thoại thông minh, TV màn hình mỏng của Samsung tràn ngập các siêu thị điện máy. Tuy nhiên, tại các cửa hàng điện thoại ở hầu hết khu vực nông thôn ở Trung Quốc, các thương hiệu Trung Quốc như Lenovo chiếm đại đa số.
Với mức giá trung bình khoảng 500 NDT và có thể lướt web, các sản phẩm của Trung Quốc được người dân ưa chuộng hơn nhiều mẫu điện thoại Samsung hào nhoáng nhưng đắt tiền.
Hiện nay, Samsung vẫn giữ được ngôi đầu trong thị trường điện thoại thông minh tại Trung Quốc nhưng thị phần của nhà sản xuất này đang trên đà đi xuống.
Theo một điều tra mới đây, trong quý 1/2013, Samsung chiếm 17% thị phần, giảm tới 8,4% so với ba năm trước. Thay vào đó là sự nổi lên của thương hiệu Lenovo.
Trong khi đó, cuộc chiến "trụ hạng" của Samsung trong lĩnh vực máy thu hình màn hình mỏng còn khó khăn hơn rất nhiều. Các quan chức của TCL tự tin khẳng định chất lượng sản phẩm của hãng thông hề thua kém sản phẩm của Samsung.
Điều này không phải là không có cơ sở khi TCL và Samsung đã tạo được cơ chế tương hỗ linh kiện quan trọng như màn hình tinh hình lỏng.
Với mức giá thấp hơn Samsung khoảng 20%, không chỉ nổi lên trong nước, xuất khẩu TV màn hình mỏng của TCL sang thị trường Đông Nam Á, Trung Nam Mỹ trong năm 2012 đã tăng tới hơn 70% so với năm 2011.
Ngay tại các thị trường mới nổi có mức thu nhập đầu trên người cao như Brazil, các thương hiệu của Trung Quốc cũng giành được ưu thế. Hồi tháng Một, Lenovo đã mua thương hiệu sản xuất điện máy DigiBra Group của Brazil và đưa một nhà máy sản xuất vào hoạt động.
Theo công ty điều tra thị trường IDC (Mỹ), trong vòng 3-5 năm tới, Lenovo sẽ tăng từ vị trí thứ bảy hiện nay lên đứng thứ ba về thị phần điện thoại thông minh tại Brazil.
Không chỉ Lenovo hay TCL, các tập đoàn sản xuất hàng điện tử tiêu dùng khác của Trung Quốc như Huawei hay ZTE cũng đang gây sức ép lớn lên vị thế của Samsung trong lĩnh vực sản xuất-tiêu thụ điện thoại thông minh.
Cuối năm 2013, Huawei sẽ mở tới 40 điểm bán điện thoại thông minh chuyên dụng và chuỗi 100 cửa hàng điện gia dụng tại nước này.
Rút kinh nghiệm từ thành công của chính Samsung, các tập đoàn chế tạo hàng điện tử tiêu dùng Trung Quốc cũng chi những khoản tiền khổng lồ cho chiến dịch quảng bá. Những công ty này không tiếc tiền thuê những ngôi sao hàng đầu trong làng túc cầu, bóng rổ… quảng bá cho sản phẩm, đồng thời tham gia tài trợ cho những sự kiện thể thao lớn mang tầm quốc tế để tạo danh tiếng đối với người tiêu dùng./.
Tri Phương (TTXVN)