Chiều 22/12, sắc đỏ bao trùm các thị trường chứng khoán châu Á, khi mà mối lo sợ về cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu vẫn chưa dịu bớt và giới đầu tư tỏ ra không "mặn mà" với các hoạt động giao dịch vào dịp cuối năm.
Chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương phiên này giảm 0,7%, sau khi tăng lên mức cao nhất trong vòng 1 tuần vào phiên trước.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 đóng cửa giảm 64,82 điểm (0,77%) xuống 8.395,16 điểm, trong bối cảnh các nhà đầu tư vẫn tiếp tục lo lắng về cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng euro (Eurozone), bất chấp động thái hỗ trợ các ngân hàng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Ngày 21/12, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết đã bơm một lượng tiền kỷ lục trị giá 489,2 tỷ euro (641 tỷ USD) cho 523 ngân hàng Eurozone với lãi suất cho vay là 1% trong 3 năm tới. Đây là đợt bơm tiền lớn nhất của ECB vào hệ thống ngân hàng trong lịch sử 13 năm của đồng euro.
ECB hy vọng với động thái mới này các ngân hàng không phải cắt giảm vốn vay cho các doanh nghiệp và thắt chặt tín dụng đối với nền kinh tế lục địa già đang bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng nợ công.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng nỗ lực bơm tiền của ECB chưa đủ sức đưa khu vực này thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công đang "rình rập" cả các cường quốc như Đức hay Pháp và đẩy kinh tế thế giới vào thời kỳ suy thoái mới.
Theo giới chuyên gia, mối lo sợ dai dẳng về "cơn bão nợ" tại "lục địa già" và sự bất ổn tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đang là những nhân tố tác động lên thị trường chứng khoán Nhật Bản.
Bên cạnh đó, chiến lược gia Hideyuki Ishiguro thuộc Okasan Securities cho rằng vào dịp cuối năm như hiện nay, hoạt động mua vào với khối lượng lớn sẽ không được thúc đẩy và khối lượng giao dịch trong tuần này sẽ "mỏng", do các nhà giao dịch trên thị trường "háo hức" chờ đợi kỳ nghỉ Giáng sinh.
Tại Trung Quốc, sau khi có thời điểm rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009, vào cuối phiên chỉ số Shanghai Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B shares) phục hồi và chỉ giảm nhẹ 4,85 điểm (0,22%) xuống 2.186,30 điểm, khi ngân hàng trung ương Trung Quốc tiếp tục rút bớt tiền từ hệ thống tài chính và không đáp ứng nhu cầu vốn vào dịp cuối năm, đẩy lãi suất của thị trường tiền gửi trong ngắn hạn lên cao hơn.
Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng đánh mất 38,22 điểm (0,21%) và đóng phiên ở mức 18.378,23 điểm.
Cùng đà đi xuống, tại Hàn Quốc, chỉ số Kopsi giảm 0,92 điểm xuống 1.847,49 điểm. Còn tại Australia, chỉ số S&P/ASX200 của thị trường chứng khoán Sydney giảm 48,7 điểm (1,18%) xuống 4.090,8 điểm.
Đêm trước, tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall biến động trái chiều, sau khi tăng mạnh trong phiên trước. Chốt phiên 21/12, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng nhẹ 4,16 điểm (0,03%) lên 12.107,74 điểm; còn chỉ số S & P 500 tăng 2,42 điểm (0,19%) lên 1.243,72 điểm.
Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 25,76 điểm (0,99%) xuống 2.577,97 điểm, sau khi tập đoàn Oracle công bố lợi nhuận và doanh số bán hàng quý thấp hơn kỳ vọng của các nhà phân tích.
Đây được coi là một sự kiện hiếm thấy, đồng thời chứng tỏ người tiêu dùng đang tỏ ra cẩn trọng và lo lắng về triển vọng tăng trưởng kinh tế. Phiên này cổ phiếu của Oracle, một trong những công ty lớn nhất niêm yết trên sàn Nasdaq, đã giảm 11,8%./.
Chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương phiên này giảm 0,7%, sau khi tăng lên mức cao nhất trong vòng 1 tuần vào phiên trước.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 đóng cửa giảm 64,82 điểm (0,77%) xuống 8.395,16 điểm, trong bối cảnh các nhà đầu tư vẫn tiếp tục lo lắng về cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng euro (Eurozone), bất chấp động thái hỗ trợ các ngân hàng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Ngày 21/12, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết đã bơm một lượng tiền kỷ lục trị giá 489,2 tỷ euro (641 tỷ USD) cho 523 ngân hàng Eurozone với lãi suất cho vay là 1% trong 3 năm tới. Đây là đợt bơm tiền lớn nhất của ECB vào hệ thống ngân hàng trong lịch sử 13 năm của đồng euro.
ECB hy vọng với động thái mới này các ngân hàng không phải cắt giảm vốn vay cho các doanh nghiệp và thắt chặt tín dụng đối với nền kinh tế lục địa già đang bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng nợ công.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng nỗ lực bơm tiền của ECB chưa đủ sức đưa khu vực này thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công đang "rình rập" cả các cường quốc như Đức hay Pháp và đẩy kinh tế thế giới vào thời kỳ suy thoái mới.
Theo giới chuyên gia, mối lo sợ dai dẳng về "cơn bão nợ" tại "lục địa già" và sự bất ổn tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đang là những nhân tố tác động lên thị trường chứng khoán Nhật Bản.
Bên cạnh đó, chiến lược gia Hideyuki Ishiguro thuộc Okasan Securities cho rằng vào dịp cuối năm như hiện nay, hoạt động mua vào với khối lượng lớn sẽ không được thúc đẩy và khối lượng giao dịch trong tuần này sẽ "mỏng", do các nhà giao dịch trên thị trường "háo hức" chờ đợi kỳ nghỉ Giáng sinh.
Tại Trung Quốc, sau khi có thời điểm rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009, vào cuối phiên chỉ số Shanghai Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B shares) phục hồi và chỉ giảm nhẹ 4,85 điểm (0,22%) xuống 2.186,30 điểm, khi ngân hàng trung ương Trung Quốc tiếp tục rút bớt tiền từ hệ thống tài chính và không đáp ứng nhu cầu vốn vào dịp cuối năm, đẩy lãi suất của thị trường tiền gửi trong ngắn hạn lên cao hơn.
Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng đánh mất 38,22 điểm (0,21%) và đóng phiên ở mức 18.378,23 điểm.
Cùng đà đi xuống, tại Hàn Quốc, chỉ số Kopsi giảm 0,92 điểm xuống 1.847,49 điểm. Còn tại Australia, chỉ số S&P/ASX200 của thị trường chứng khoán Sydney giảm 48,7 điểm (1,18%) xuống 4.090,8 điểm.
Đêm trước, tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall biến động trái chiều, sau khi tăng mạnh trong phiên trước. Chốt phiên 21/12, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng nhẹ 4,16 điểm (0,03%) lên 12.107,74 điểm; còn chỉ số S & P 500 tăng 2,42 điểm (0,19%) lên 1.243,72 điểm.
Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 25,76 điểm (0,99%) xuống 2.577,97 điểm, sau khi tập đoàn Oracle công bố lợi nhuận và doanh số bán hàng quý thấp hơn kỳ vọng của các nhà phân tích.
Đây được coi là một sự kiện hiếm thấy, đồng thời chứng tỏ người tiêu dùng đang tỏ ra cẩn trọng và lo lắng về triển vọng tăng trưởng kinh tế. Phiên này cổ phiếu của Oracle, một trong những công ty lớn nhất niêm yết trên sàn Nasdaq, đã giảm 11,8%./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)