Sắc đỏ là gam màu chủ đạo trên các thị trường chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch ngày 29/3, do tâm lý thị trường chịu ảnh hưởng từ sự sụt giá trên thị trường chứng khoán Mỹ vào cuối phiên giao dịch đêm trước, và có thêm những tin xấu từ Nhật Bản, nước đang phải vất vả ngăn chặn tình trạng rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 sau thảm họa động đất cách đây gần ba tuần.
Phiên này, chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 0,37%.
Trên thị trường chứng khoán Nhật Bản, chỉ số Nikkei tiếp tục phiên thứ hai giảm điểm khi để mất 19,45 điểm, tương đương 0,21% so với phiên 28/3 xuống 9.459,08 điểm. Trước đó trong phiên, chỉ số này có lúc giảm tới 1,5%, theo sau đà mất điểm trên thị trường chứng khoán Phố Wall đêm trước và thông tin đất ở khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã bị nhiễm độc tố pluton.
Ngoài ra, góp phần làm tăng tâm lý bất an trong giới đầu tư còn là thông báo của một số công ty Nhật Bản về việc sẽ lùi thời điểm công bố kết quả kinh doanh trong cả tài khóa 2010 để đánh giá những thiệt hại từ trận siêu động đất và sóng thần hôm 11/3, cũng như tác động của tình trạng thiếu điện trên diện rộng, vốn khiến nhiều công ty không thể khởi động lại dây chuyền sản xuất.
Tuy nhiên, sau đó thị trường đã đã giảm được một phần thiệt hại khi giới đầu tư săn giá rẻ cảm thấy giá cổ phiếu đang thấp hơn giá trị thực và sẽ tăng lên sau khi quý 1/2011 kết thúc vào ngày 31/3 và cũng là ngày cuối cùng của tài khóa 2010 của Nhật Bản.
Shane Oliver, đứng đầu bộ phận chiến lược đầu tư của công ty AMP Capital Investors ở Sydney, cho biết một số nhà đầu tư cho rằng hiện đang là cơ hội để mua vào một số cổ phiếu. Xu hướng chung trên thị trường hiện nay là đi lên và các cổ phiếu trước đó giảm giá đang được mua vào.
Thêm vào đó, thị trường chứng khoán Nhật Bản vẫn nhận được một số tin tốt, khi các số liệu kinh tế cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tháng 2/2011 của nước này đã bất ngờ giảm từ 4,9% của tháng trước xuống 4,6% -mức thấp nhất trong hai năm.
Tại thị trường chứng khoán Hong Kong, giới đầu tư cũng giữ tâm lý thận trọng trước những lo ngại về vấn đề hạt nhân ở Nhật Bản, với chỉ số Hang Seng giảm 7,83 điểm xuống 23.060,36 điểm. Tại Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite cũng giảm 25,93 điểm (0,87%) xuống 2.958,08 điểm.
Trong khi đó, vẫn có những thị trường duy trì được đà đi lên, trong đó chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Hàn Quốc tăng 15,74 điểm (0,77%) lên 2.072,13 điểm, và chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney tăng 22,2 điểm (0,5%) lên 4.755,8 điểm.
Còn các thị trường chứng khoán khác trong khu vực, như Singapore, Indonesia, và Philippines đều giảm điểm.
Mặc dù vậy, hiện nay, tâm lý giới đầu tư trong khu vực được hỗ trợ bởi việc tốc độ tăng trưởng quý 4/2010 của kinh tế Mỹ đã được điều chỉnh tăng từ 2,8% lên 3,1%, cùng với thông báo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) về việc sẽ sớm thắt chặt chính sách, củng cố niềm tin về việc đà phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng trở nên vững chắc. Mọi con mắt hiện đang chờ đợi các số liệu về tình hình việc làm của Mỹ sẽ được công bố vào ngày 1/4./.
Phiên này, chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tăng 0,37%.
Trên thị trường chứng khoán Nhật Bản, chỉ số Nikkei tiếp tục phiên thứ hai giảm điểm khi để mất 19,45 điểm, tương đương 0,21% so với phiên 28/3 xuống 9.459,08 điểm. Trước đó trong phiên, chỉ số này có lúc giảm tới 1,5%, theo sau đà mất điểm trên thị trường chứng khoán Phố Wall đêm trước và thông tin đất ở khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã bị nhiễm độc tố pluton.
Ngoài ra, góp phần làm tăng tâm lý bất an trong giới đầu tư còn là thông báo của một số công ty Nhật Bản về việc sẽ lùi thời điểm công bố kết quả kinh doanh trong cả tài khóa 2010 để đánh giá những thiệt hại từ trận siêu động đất và sóng thần hôm 11/3, cũng như tác động của tình trạng thiếu điện trên diện rộng, vốn khiến nhiều công ty không thể khởi động lại dây chuyền sản xuất.
Tuy nhiên, sau đó thị trường đã đã giảm được một phần thiệt hại khi giới đầu tư săn giá rẻ cảm thấy giá cổ phiếu đang thấp hơn giá trị thực và sẽ tăng lên sau khi quý 1/2011 kết thúc vào ngày 31/3 và cũng là ngày cuối cùng của tài khóa 2010 của Nhật Bản.
Shane Oliver, đứng đầu bộ phận chiến lược đầu tư của công ty AMP Capital Investors ở Sydney, cho biết một số nhà đầu tư cho rằng hiện đang là cơ hội để mua vào một số cổ phiếu. Xu hướng chung trên thị trường hiện nay là đi lên và các cổ phiếu trước đó giảm giá đang được mua vào.
Thêm vào đó, thị trường chứng khoán Nhật Bản vẫn nhận được một số tin tốt, khi các số liệu kinh tế cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tháng 2/2011 của nước này đã bất ngờ giảm từ 4,9% của tháng trước xuống 4,6% -mức thấp nhất trong hai năm.
Tại thị trường chứng khoán Hong Kong, giới đầu tư cũng giữ tâm lý thận trọng trước những lo ngại về vấn đề hạt nhân ở Nhật Bản, với chỉ số Hang Seng giảm 7,83 điểm xuống 23.060,36 điểm. Tại Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite cũng giảm 25,93 điểm (0,87%) xuống 2.958,08 điểm.
Trong khi đó, vẫn có những thị trường duy trì được đà đi lên, trong đó chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Hàn Quốc tăng 15,74 điểm (0,77%) lên 2.072,13 điểm, và chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney tăng 22,2 điểm (0,5%) lên 4.755,8 điểm.
Còn các thị trường chứng khoán khác trong khu vực, như Singapore, Indonesia, và Philippines đều giảm điểm.
Mặc dù vậy, hiện nay, tâm lý giới đầu tư trong khu vực được hỗ trợ bởi việc tốc độ tăng trưởng quý 4/2010 của kinh tế Mỹ đã được điều chỉnh tăng từ 2,8% lên 3,1%, cùng với thông báo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) về việc sẽ sớm thắt chặt chính sách, củng cố niềm tin về việc đà phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng trở nên vững chắc. Mọi con mắt hiện đang chờ đợi các số liệu về tình hình việc làm của Mỹ sẽ được công bố vào ngày 1/4./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)