Trong phiên giao dịch ngày 17/3, sắc đỏ bao trùm nhiều thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương, do thị trường bị phủ "bóng đen" bởi những thông tin tiêu cực về tình hình hạt nhân tại "xứ Phù tang" và việc đồng yen tăng lên mức kỷ lục kể từ sau Thế chiến thứ hai.
Sau một ngày tăng điểm, chứng khoán Nhật Bản lại quay đầu đi xuống khi chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo giảm 131,05 điểm (1,44%) xuống 8.962,67 điểm, bất chấp nỗ lực bơm hàng chục nghìn tỷ yen của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nhằm bình ổn thị trường tiền tệ trong ngắn hạn.
Theo giới phân tích, sự đi xuống này là do các nhà giao dịch thúc đẩy hoạt động bán ra trước mối lo sợ về cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản, sau khi Mỹ cảnh báo các công dân sinh sống trong bán kính 80km xung quanh nhà máy hạt nhân Fukushima, cần phải đi sơ tán.
Ngày 16/3, tại Vienna (Áo), Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp để thảo luận các biện pháp xử lý cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản.
Đây là cuộc họp khẩn cấp bất thường đầu tiên của Ban Giám đốc IAEA trong 2 năm qua. Cho đến nay, IAEA đã phái hai nhóm chuyên gia về an toàn hạt nhân và phòng chống phóng xạ đến hỗ trợ Nhật Bản xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Kim Soo-young, nhà phân tích của công ty KB Investment & Securities, có trụ sở tại Seoul, Hàn Quốc nói: "Đầu tiên là động đất, sau đó là sóng thần, rồi kế đến là sự cố hạt nhân và điều khiến thị trường "kinh sợ" nhất hiện nay là không ai biết tai họa gì sẽ tiếp tục giáng xuống."
Các bộ trưởng tài chính nhóm G7 cũng nhóm họp trong ngày 17/3 để thảo luận biện pháp bình ổn thị trường tài chính thế giới sau khi trận động đất kèm sóng thần và gây ra nguy cơ rò rỉ phóng xạ tại Nhật Bản đã "kéo" hàng trăm tỷ USD khỏi các thị trường chứng khoán toàn cầu.
Cũng chịu tác động của cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản, chỉ số Shanghai Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) của thị trường chứng khoán Thượng Hải (Trung Quốc) giảm 33,50 điểm (1,14%) xuống 2.897,30 điểm.
Trong khi chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong giảm 416,45 điểm (1,83%) xuống 22.284,43 điểm.
Tại Australia, chỉ số S&P/ASX200 đánh mất 2,9 điểm (0,06%) xuống 4.555,3 điểm, trước những thông tin bi quan về tình hình các lò phản ứng hạt nhân tại Nhật Bản và giá nhà đất tại Mỹ.
Đêm trước, tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 242,12 điểm (2,04%) xuống 11.613,30 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 giảm 24,99 điểm (1,95%) xuống 1.256,88 điểm, trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản, tình hình chính trị căng thẳng tại thế giới Arập và các số liệu không mấy lạc quan về nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Bộ Lao động Mỹ vừa cho biết chỉ số giá sản xuất (PPI) ở Mỹ trong tháng 2/2011 đã tăng 1,6%, mức cao nhất kể tháng 6/2009, cao hơn gấp 2 lần so với dự đoán của giới phân tích.
Theo các nhà kinh tế, giá thực phẩm và năng lượng gia tăng - đã đẩy chỉ số PPI của Mỹ tăng trong tháng 2/2011 - sẽ tác động tới chi tiêu tiêu dùng và làm chậm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thêm vào đó, chứng khoán Phố Wall còn chịu sức ép, do giới đầu tư "hoảng hốt" trước nhận định của Ủy viên Năng lượng Liên minh châu Âu (EU), ông Guenther Oettinger cho rằng cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản, gần như đã nằm ngoài tầm kiểm soát./.
Sau một ngày tăng điểm, chứng khoán Nhật Bản lại quay đầu đi xuống khi chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo giảm 131,05 điểm (1,44%) xuống 8.962,67 điểm, bất chấp nỗ lực bơm hàng chục nghìn tỷ yen của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nhằm bình ổn thị trường tiền tệ trong ngắn hạn.
Theo giới phân tích, sự đi xuống này là do các nhà giao dịch thúc đẩy hoạt động bán ra trước mối lo sợ về cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản, sau khi Mỹ cảnh báo các công dân sinh sống trong bán kính 80km xung quanh nhà máy hạt nhân Fukushima, cần phải đi sơ tán.
Ngày 16/3, tại Vienna (Áo), Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp để thảo luận các biện pháp xử lý cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản.
Đây là cuộc họp khẩn cấp bất thường đầu tiên của Ban Giám đốc IAEA trong 2 năm qua. Cho đến nay, IAEA đã phái hai nhóm chuyên gia về an toàn hạt nhân và phòng chống phóng xạ đến hỗ trợ Nhật Bản xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Kim Soo-young, nhà phân tích của công ty KB Investment & Securities, có trụ sở tại Seoul, Hàn Quốc nói: "Đầu tiên là động đất, sau đó là sóng thần, rồi kế đến là sự cố hạt nhân và điều khiến thị trường "kinh sợ" nhất hiện nay là không ai biết tai họa gì sẽ tiếp tục giáng xuống."
Các bộ trưởng tài chính nhóm G7 cũng nhóm họp trong ngày 17/3 để thảo luận biện pháp bình ổn thị trường tài chính thế giới sau khi trận động đất kèm sóng thần và gây ra nguy cơ rò rỉ phóng xạ tại Nhật Bản đã "kéo" hàng trăm tỷ USD khỏi các thị trường chứng khoán toàn cầu.
Cũng chịu tác động của cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản, chỉ số Shanghai Composite (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) của thị trường chứng khoán Thượng Hải (Trung Quốc) giảm 33,50 điểm (1,14%) xuống 2.897,30 điểm.
Trong khi chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong giảm 416,45 điểm (1,83%) xuống 22.284,43 điểm.
Tại Australia, chỉ số S&P/ASX200 đánh mất 2,9 điểm (0,06%) xuống 4.555,3 điểm, trước những thông tin bi quan về tình hình các lò phản ứng hạt nhân tại Nhật Bản và giá nhà đất tại Mỹ.
Đêm trước, tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 242,12 điểm (2,04%) xuống 11.613,30 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 giảm 24,99 điểm (1,95%) xuống 1.256,88 điểm, trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản, tình hình chính trị căng thẳng tại thế giới Arập và các số liệu không mấy lạc quan về nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Bộ Lao động Mỹ vừa cho biết chỉ số giá sản xuất (PPI) ở Mỹ trong tháng 2/2011 đã tăng 1,6%, mức cao nhất kể tháng 6/2009, cao hơn gấp 2 lần so với dự đoán của giới phân tích.
Theo các nhà kinh tế, giá thực phẩm và năng lượng gia tăng - đã đẩy chỉ số PPI của Mỹ tăng trong tháng 2/2011 - sẽ tác động tới chi tiêu tiêu dùng và làm chậm đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thêm vào đó, chứng khoán Phố Wall còn chịu sức ép, do giới đầu tư "hoảng hốt" trước nhận định của Ủy viên Năng lượng Liên minh châu Âu (EU), ông Guenther Oettinger cho rằng cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Nhật Bản, gần như đã nằm ngoài tầm kiểm soát./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)