Do chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa suy yếu nhanh kết hợp với rìa Đông Nam vùng áp thấp nóng có xu hướng phát triển và mở rộng về Việt Nam, đẩy nhiệt độ vùng Tây Bắc, trong đó có tỉnh Lào Cai, tăng nhanh.
Ngày 21/1, Trạm Khí tượng Sa Pa (Lào Cai) quan trắc được gió có hướng Tây Bắc, tốc độ gió mạnh cấp 3-4, giật cấp 5, độ ẩm giảm khá sâu, dao động từ 50-55%, nhiệt độ cao nhất đạt mức 20 độ C, tương đương nhiệt độ thành phố Lào Cai. Mức nhiệt độ này kéo dài suốt từ trưa ngày 20/1 đến nay và có thể còn kéo dài 2, 3 ngày nữa.
Trước đó, ngày 19/1 trở về trước, nhiệt độ Sa Pa luôn dao động ở mức dưới 10 độ C.
Theo kỹ sư Lưu Minh Hải - Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Lào Cai, gió nóng địa phương (còn gọi là gió Ô Quý Hồ) năm nay xuất hiện sớm hơn mọi năm khoảng 30 đến 45 ngày. Đây là một hiện tượng lạ, nhắc nhở người dân địa phương phải cảnh giác với nắng nóng gây hỏa hoạn.
Dự báo, gió Ô Quý Hồ khả năng kéo dài khoảng 2-3 ngày nữa. Vì vậy, công tác phòng chống chữa cháy rừng tại Sa Pa, nhất là khu vực Vườn Quốc gia Hoàng Liên cần được tăng cường cao trong thời gian tới./.
Ngày 21/1, Trạm Khí tượng Sa Pa (Lào Cai) quan trắc được gió có hướng Tây Bắc, tốc độ gió mạnh cấp 3-4, giật cấp 5, độ ẩm giảm khá sâu, dao động từ 50-55%, nhiệt độ cao nhất đạt mức 20 độ C, tương đương nhiệt độ thành phố Lào Cai. Mức nhiệt độ này kéo dài suốt từ trưa ngày 20/1 đến nay và có thể còn kéo dài 2, 3 ngày nữa.
Trước đó, ngày 19/1 trở về trước, nhiệt độ Sa Pa luôn dao động ở mức dưới 10 độ C.
Theo kỹ sư Lưu Minh Hải - Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Lào Cai, gió nóng địa phương (còn gọi là gió Ô Quý Hồ) năm nay xuất hiện sớm hơn mọi năm khoảng 30 đến 45 ngày. Đây là một hiện tượng lạ, nhắc nhở người dân địa phương phải cảnh giác với nắng nóng gây hỏa hoạn.
Dự báo, gió Ô Quý Hồ khả năng kéo dài khoảng 2-3 ngày nữa. Vì vậy, công tác phòng chống chữa cháy rừng tại Sa Pa, nhất là khu vực Vườn Quốc gia Hoàng Liên cần được tăng cường cao trong thời gian tới./.
Lục Văn Toán (TTXVN)