Tại buổi giao ban trực tuyến sản xuất kinh doanh của Bộ Công Thương vào ngày 5/12, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng khẳng định sẽ rút giấy phép doanh nghiệp gian lận bán xăng A92 trộn A83
Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, kết quả kiểm tra của Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh tuần qua đã phát hiện một số cơ sở kinh doanh xăng dầu treo biển bán xăng A92 nhưng thực tế lại là xăng A92 trộn với A83 để kiếm lời, gây thiệt hại tới người tiêu dùng và ảnh hưởng đến máy móc thiết bị phương tiện vận tải chỉ dùng xăng A92.
Mặc dù Bộ Công Thương đã kiến nghị không cho phép sản xuất, lưu hành xăng A83 trên thị trường nhưng hiện nay kiến nghị này chưa được các Bộ ngành khác ủng hộ.
Vì vậy, hiện vẫn có Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Petro) mua sản phẩm khí ngưng tụ Condensate của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam để sản xuất xăng A83 với công suất 200.000 tấn/năm ở Cát Lái trong khi trên hệ thống phân phối không còn cho lưu hành xăng A83.
Vì vậy, khi nguồn cung vẫn còn thì sẽ khó tránh khỏi việc một số doanh nghiệp mua xăng A83 pha với xăng A92 để trục lợi. Bộ Công Thương một lần nữa đề nghị Saigon Petro không sản xuất xăng A83 từ Condensate. Condensat nên chuyển sang sản xuất sản phẩm khác.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương sẽ kiên quyết xử lý, rút giấy phép các cây xăng vi phạm, gian lận thương mại.
Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu mối như Petrolimex, PV Oil, Petec, Xăng dầu quân đội cần tăng cường kiểm tra các hệ thống đại lý, cửa hàng trực thuộc để chấm dứt ngay tình trạng gian lận thương mại này.
Tại cuộc giao ban này, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty xăng dầu Petrolimex Đàm Thị Huyền khẳng định việc tồn tại xăng A83 cùng với các loại xăng khác trên thị trường mà không có sự kiểm tra thường xuyên về chất lượng tại các cây xăng, nhất là các cây xăng của tư nhân sẽ gây khó khăn trong việc xác định người tiêu dùng bị phương hại như thế nào. Hiện thống kê lượng xăng A83 lưu hành trên thị trường vẫn còn bỏ ngỏ.
Bà Huyền cho hay với mức chênh 200 đồng/lít giữa xăng A83 và A92 như hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sẽ chỉ chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long, khó có khả năng vận chuyển ra thị trường phía Bắc do chi phí vận tải cao, lợi nhuận thu được không thể bù đắp.
Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, ông Huỳnh Huỳnh Khánh Hiệp cũng cho biết sau khi Sở Khoa học và Công nghệ phát hiện tình trạng gian lận thương mại trên, Sở Công Thương đã chấn chỉnh các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng như tăng cường kiểm tra các mạng lưới kinh doanh để đảm bảo chất lượng. Những trường hợp vi phạm sẽ bị rút giấy phép kinh doanh trong 6 tháng.
Theo ông Hiệp, hiện các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu đang gặp khó khăn do định mức chiết khấu hoa hồng thấp nhưng không phải vì thế mà gian lận kinh doanh xăng dầu.
Vì vậy, cùng với các giải pháp xử phạt gian lận thương mại, Bộ Tài chính cần ban hành định mức mới thay thế, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Đồng quan điểm này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho hay trong những quý vừa qua, các đại lý kinh doanh xăng dầu hoạt động không ổn định với hoa hồng thấp, nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Mặc dù các sở công thương và các Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành đã có văn bản kiến nghị gửi Bộ Công Thương nhưng do Bộ chỉ quản lý về nguồn cung, hệ thống phân phối, dự trữ và tham gia quản lý về giá nên không thể giải quyết được việc thay đổi định mức, chiết khấu với các đại lý. Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính về việc thay đổi chiết khấu.
Tuy nhiên, vấn đề này chưa được giải quyết./.
Theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, kết quả kiểm tra của Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh tuần qua đã phát hiện một số cơ sở kinh doanh xăng dầu treo biển bán xăng A92 nhưng thực tế lại là xăng A92 trộn với A83 để kiếm lời, gây thiệt hại tới người tiêu dùng và ảnh hưởng đến máy móc thiết bị phương tiện vận tải chỉ dùng xăng A92.
Mặc dù Bộ Công Thương đã kiến nghị không cho phép sản xuất, lưu hành xăng A83 trên thị trường nhưng hiện nay kiến nghị này chưa được các Bộ ngành khác ủng hộ.
Vì vậy, hiện vẫn có Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Petro) mua sản phẩm khí ngưng tụ Condensate của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam để sản xuất xăng A83 với công suất 200.000 tấn/năm ở Cát Lái trong khi trên hệ thống phân phối không còn cho lưu hành xăng A83.
Vì vậy, khi nguồn cung vẫn còn thì sẽ khó tránh khỏi việc một số doanh nghiệp mua xăng A83 pha với xăng A92 để trục lợi. Bộ Công Thương một lần nữa đề nghị Saigon Petro không sản xuất xăng A83 từ Condensate. Condensat nên chuyển sang sản xuất sản phẩm khác.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương sẽ kiên quyết xử lý, rút giấy phép các cây xăng vi phạm, gian lận thương mại.
Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu mối như Petrolimex, PV Oil, Petec, Xăng dầu quân đội cần tăng cường kiểm tra các hệ thống đại lý, cửa hàng trực thuộc để chấm dứt ngay tình trạng gian lận thương mại này.
Tại cuộc giao ban này, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty xăng dầu Petrolimex Đàm Thị Huyền khẳng định việc tồn tại xăng A83 cùng với các loại xăng khác trên thị trường mà không có sự kiểm tra thường xuyên về chất lượng tại các cây xăng, nhất là các cây xăng của tư nhân sẽ gây khó khăn trong việc xác định người tiêu dùng bị phương hại như thế nào. Hiện thống kê lượng xăng A83 lưu hành trên thị trường vẫn còn bỏ ngỏ.
Bà Huyền cho hay với mức chênh 200 đồng/lít giữa xăng A83 và A92 như hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sẽ chỉ chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long, khó có khả năng vận chuyển ra thị trường phía Bắc do chi phí vận tải cao, lợi nhuận thu được không thể bù đắp.
Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, ông Huỳnh Huỳnh Khánh Hiệp cũng cho biết sau khi Sở Khoa học và Công nghệ phát hiện tình trạng gian lận thương mại trên, Sở Công Thương đã chấn chỉnh các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng như tăng cường kiểm tra các mạng lưới kinh doanh để đảm bảo chất lượng. Những trường hợp vi phạm sẽ bị rút giấy phép kinh doanh trong 6 tháng.
Theo ông Hiệp, hiện các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu đang gặp khó khăn do định mức chiết khấu hoa hồng thấp nhưng không phải vì thế mà gian lận kinh doanh xăng dầu.
Vì vậy, cùng với các giải pháp xử phạt gian lận thương mại, Bộ Tài chính cần ban hành định mức mới thay thế, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Đồng quan điểm này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho hay trong những quý vừa qua, các đại lý kinh doanh xăng dầu hoạt động không ổn định với hoa hồng thấp, nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Mặc dù các sở công thương và các Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành đã có văn bản kiến nghị gửi Bộ Công Thương nhưng do Bộ chỉ quản lý về nguồn cung, hệ thống phân phối, dự trữ và tham gia quản lý về giá nên không thể giải quyết được việc thay đổi định mức, chiết khấu với các đại lý. Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính về việc thay đổi chiết khấu.
Tuy nhiên, vấn đề này chưa được giải quyết./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)