Ông Huỳnh Long Hải, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết: Hiện nay, tổng diện tích rừng trên toàn huyện đảo Phú Quốc khoảng 36.500 ha đang có dự báo cháy cấp 5 đến cấp cực kỳ nguy hiểm; trong đó, khu vực đồng tràm hơn 600 ha có thể xảy ra cháy bất cứ lúc nào gồm Bãi Thơm, Cửa Cạn, Gành Dầu, Hàm Ninh và khu vực Bắc - Nam Bãi Trường.
Theo đó, huyện đảo Phú Quốc xây dựng lực lượng phòng chống cháy rừng khoảng 1.100 người tại các đơn vị, gồm: Vườn Quốc gia Phú Quốc, Hạt kiểm lâm, Tiểu đoàn bộ binh 860, Tiểu đoàn pháo binh, Đại đội pháo phòng không, Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Dương Đông, Tiểu khu 55 Biên phòng, các xã và thị trấn có rừng.
Trên cơ sở đó thành lập các tổ, đội phân công trực chiến 24/24 kịp thời dập tắt lửa khi phát hiện cháy. Huyện chuẩn bị sẵn sàng công cụ phòng chống cháy rừng như: máy bơm và ống nước các loại, bình chữa cháy, máy thổi gió, máy cưa, thùng tưới nước, vỉ dập lửa, quần áo chữa cháy, xe chữa cháy chuyên dụng, xe cơ động; xây dựng tháp quan sát và nhiều chòi canh lửa trên lâm phần; nạo vét, đào mới giếng khơi phòng cháy chữa cháy; san ủi các đường băng cản lửa ven rừng ở những khu đồng cỏ, đồng tranh, dây leo, cây bụi có nguy cơ cháy lan vào rừng.
Bên cạnh đó, ngành chức năng phối hợp với các địa phương trên địa bàn huyện tổ chức họp dân tuyên truyền gắn với thực hiện ký cam kết về phòng chống cháy rừng, đồng thời tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và bảo vệ rừng. Nghiêm cấm tuyệt đối người dân vào rừng dọn vườn, tận thu lâm sản, đốt rẫy và thông báo cho mọi người hạn chế đi lại trên các tuyến đường cắt ngang qua rừng, đóng cửa rừng vào giai đoạn cao điểm mùa khô.
Rừng trên đảo Phú Quốc, gồm: rừng đặc dụng 29.596 ha, tập trung chủ yếu ở Vườn Quốc gia Phú Quốc và hơn 7.000 rừng phòng hộ. Rừng ở đây nằm trên địa hình đồi núi hiểm trở lại bị chia cắt bởi nhiều sông, suối. Vào mùa khô, nguồn nước ở các sông, suối luôn bị cạn kiệt, thảm thực vật khô dày rất dễ cháy nên công tác phòng chống cháy rừng gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại do thiếu nước. Đặc biệt, khi cháy xảy ra thì cháy lướt, cháy lan rất nhanh, tạo thành cháy lớn rất khó dập tắt. Đó còn chưa kể, khi xảy ra cháy rừng trên các ngọn núi cao thì chữa cháy hầu như chỉ bằng thùng hoa sen tưới nước dập lửa, thiếu phương tiện chữa cháy chuyên dụng.
Mùa khô năm 2012, huyện đảo Phú Quốc xảy ra 11 vụ cháy rừng và dập tắt kịp thời, không gây cháy lớn. Nguyên nhân một số hộ dân sống ven rừng chưa ý thức được tác hại của nạn cháy rừng nên tự tiện đốt rẫy, dọn vườn và đốt đồng bừa bãi làm cháy lan vào rừng. Nguy hiểm hơn, một số người dân sử dụng lửa bất cẩn trong sinh hoạt hoặc khách du lịch vô tình vứt tàn thuốc xuống lớp thực bì khô giòn gây cháy. Đặc biệt có những trường hợp lâm tặc cố tình đốt rừng ban đêm nhằm đánh lạc hướng kiểm lâm để vận chuyển gỗ trái phép trong đêm khuya hay trả thù lực lượng kiểm lâm./.
Theo đó, huyện đảo Phú Quốc xây dựng lực lượng phòng chống cháy rừng khoảng 1.100 người tại các đơn vị, gồm: Vườn Quốc gia Phú Quốc, Hạt kiểm lâm, Tiểu đoàn bộ binh 860, Tiểu đoàn pháo binh, Đại đội pháo phòng không, Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Dương Đông, Tiểu khu 55 Biên phòng, các xã và thị trấn có rừng.
Trên cơ sở đó thành lập các tổ, đội phân công trực chiến 24/24 kịp thời dập tắt lửa khi phát hiện cháy. Huyện chuẩn bị sẵn sàng công cụ phòng chống cháy rừng như: máy bơm và ống nước các loại, bình chữa cháy, máy thổi gió, máy cưa, thùng tưới nước, vỉ dập lửa, quần áo chữa cháy, xe chữa cháy chuyên dụng, xe cơ động; xây dựng tháp quan sát và nhiều chòi canh lửa trên lâm phần; nạo vét, đào mới giếng khơi phòng cháy chữa cháy; san ủi các đường băng cản lửa ven rừng ở những khu đồng cỏ, đồng tranh, dây leo, cây bụi có nguy cơ cháy lan vào rừng.
Bên cạnh đó, ngành chức năng phối hợp với các địa phương trên địa bàn huyện tổ chức họp dân tuyên truyền gắn với thực hiện ký cam kết về phòng chống cháy rừng, đồng thời tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và bảo vệ rừng. Nghiêm cấm tuyệt đối người dân vào rừng dọn vườn, tận thu lâm sản, đốt rẫy và thông báo cho mọi người hạn chế đi lại trên các tuyến đường cắt ngang qua rừng, đóng cửa rừng vào giai đoạn cao điểm mùa khô.
Rừng trên đảo Phú Quốc, gồm: rừng đặc dụng 29.596 ha, tập trung chủ yếu ở Vườn Quốc gia Phú Quốc và hơn 7.000 rừng phòng hộ. Rừng ở đây nằm trên địa hình đồi núi hiểm trở lại bị chia cắt bởi nhiều sông, suối. Vào mùa khô, nguồn nước ở các sông, suối luôn bị cạn kiệt, thảm thực vật khô dày rất dễ cháy nên công tác phòng chống cháy rừng gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại do thiếu nước. Đặc biệt, khi cháy xảy ra thì cháy lướt, cháy lan rất nhanh, tạo thành cháy lớn rất khó dập tắt. Đó còn chưa kể, khi xảy ra cháy rừng trên các ngọn núi cao thì chữa cháy hầu như chỉ bằng thùng hoa sen tưới nước dập lửa, thiếu phương tiện chữa cháy chuyên dụng.
Mùa khô năm 2012, huyện đảo Phú Quốc xảy ra 11 vụ cháy rừng và dập tắt kịp thời, không gây cháy lớn. Nguyên nhân một số hộ dân sống ven rừng chưa ý thức được tác hại của nạn cháy rừng nên tự tiện đốt rẫy, dọn vườn và đốt đồng bừa bãi làm cháy lan vào rừng. Nguy hiểm hơn, một số người dân sử dụng lửa bất cẩn trong sinh hoạt hoặc khách du lịch vô tình vứt tàn thuốc xuống lớp thực bì khô giòn gây cháy. Đặc biệt có những trường hợp lâm tặc cố tình đốt rừng ban đêm nhằm đánh lạc hướng kiểm lâm để vận chuyển gỗ trái phép trong đêm khuya hay trả thù lực lượng kiểm lâm./.
Lê Huy Hải (TTXVN)