Ngày 11/6, theo ghi nhận của phóng viên TTXVN, tại khoảnh 8, tiểu khu 143, do Trạm quản lý bảo vệ rừng Đarahoa (thuộc Ban quản lý rừng đầu nguồn Đa Nhim, Lạc Dương, Lâm Đồng) quản lý, gần 100 cây thông có đường kính từ 50-80 cm, dài khoảng 20m đã bị "hạ sát," nằm la liệt dưới đất.
Điều đáng nói là khu vực rừng thông bị chặt phá chỉ nằm cách Trạm quản lý bảo vệ rừng Đarahoa khoảng 2km. Sau nhiều ngày thông bị đốn hạ, đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa bắt được thủ phạm.
Ông Phạm Phương, trú tại tại Thái Phiên, phường 12, Đà Lạt - người dân có đất sản xuất gần khu vực rừng thông bị chặt phá - cho biết: “Các đối tượng phá rừng đã nhiều lần vào khu vực này chặt phá, cả đêm lẫn ngày. Chúng tôi đã báo với Ban quản lý rừng phòng hộ và các cấp chính quyền. Tuy nhiên, đã nhiều tháng qua tình trạng phá rừng chưa dừng lại. Cách đây khoảng 10 ngày có 3 người tiếp tục dùng cưa máy vào đốn hạ thêm 5 cây thông lâu năm.”
Tại hiện trường, gần 100 cây thông bị đốn hạ, nằm la liệt, vết nhựa thông vẫn còn mới. Những gốc thông bị đốt cháy đen. Nhiều người dân có đất sản xuất cạnh bên cho biết thêm các đối tượng phá rừng đã nhiều lần cùng những kẻ “bảo kê” ngang nhiên vào phá rừng giữa ban ngày. Ngoài phá rừng trái phép, các đối tượng này còn đe dọa cả những người làm vườn cạnh đó, với mục đích chiếm đất.
Theo lãnh đạo Trạm quản lý bảo vệ rừng Đarahoa, khu vực rừng bị phá trước đây do công ty An Việt MiNa được Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng cấp phép đầu tư để trồng nấm. Tuy nhiên, sau nhiều năm không thực hiện đầu tư, nên đến tháng 10/2012 tỉnh đã thu hồi và bàn giao cho Ban quản lý rừng Đa Nhim quản lý.
Gần đây người dân có phản ánh tình trạng phá rừng tại khu vực này nhưng đến nay trạm chưa xác định được đối tượng phá rừng, nên khó khăn trong công tác điều tra.
Rừng phòng hộ Đa Nhim là khu vực nằm tiếp giáp với thành phố Đà Lạt, là “điểm nóng” về tình trạng phá rừng trái phép, đào đãi khoáng sản trái phép và chống người thi hành công vụ trong nhiều năm qua.
Tình trạng ngang nhiên phá rừng phòng hộ nói trên cần nhanh chóng được các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng điều tra làm rõ./.
Điều đáng nói là khu vực rừng thông bị chặt phá chỉ nằm cách Trạm quản lý bảo vệ rừng Đarahoa khoảng 2km. Sau nhiều ngày thông bị đốn hạ, đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa bắt được thủ phạm.
Ông Phạm Phương, trú tại tại Thái Phiên, phường 12, Đà Lạt - người dân có đất sản xuất gần khu vực rừng thông bị chặt phá - cho biết: “Các đối tượng phá rừng đã nhiều lần vào khu vực này chặt phá, cả đêm lẫn ngày. Chúng tôi đã báo với Ban quản lý rừng phòng hộ và các cấp chính quyền. Tuy nhiên, đã nhiều tháng qua tình trạng phá rừng chưa dừng lại. Cách đây khoảng 10 ngày có 3 người tiếp tục dùng cưa máy vào đốn hạ thêm 5 cây thông lâu năm.”
Tại hiện trường, gần 100 cây thông bị đốn hạ, nằm la liệt, vết nhựa thông vẫn còn mới. Những gốc thông bị đốt cháy đen. Nhiều người dân có đất sản xuất cạnh bên cho biết thêm các đối tượng phá rừng đã nhiều lần cùng những kẻ “bảo kê” ngang nhiên vào phá rừng giữa ban ngày. Ngoài phá rừng trái phép, các đối tượng này còn đe dọa cả những người làm vườn cạnh đó, với mục đích chiếm đất.
Theo lãnh đạo Trạm quản lý bảo vệ rừng Đarahoa, khu vực rừng bị phá trước đây do công ty An Việt MiNa được Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng cấp phép đầu tư để trồng nấm. Tuy nhiên, sau nhiều năm không thực hiện đầu tư, nên đến tháng 10/2012 tỉnh đã thu hồi và bàn giao cho Ban quản lý rừng Đa Nhim quản lý.
Gần đây người dân có phản ánh tình trạng phá rừng tại khu vực này nhưng đến nay trạm chưa xác định được đối tượng phá rừng, nên khó khăn trong công tác điều tra.
Rừng phòng hộ Đa Nhim là khu vực nằm tiếp giáp với thành phố Đà Lạt, là “điểm nóng” về tình trạng phá rừng trái phép, đào đãi khoáng sản trái phép và chống người thi hành công vụ trong nhiều năm qua.
Tình trạng ngang nhiên phá rừng phòng hộ nói trên cần nhanh chóng được các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng điều tra làm rõ./.
Đặng Tuấn (Vietnam+)