Đồng bào 22 dân tộc ở 17 tỉnh, thành phố sẽ trực tiếp trình diễn trang phục hàng ngày, trang phục lễ hội và áo cưới của dân tộc mình tại Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ nhất-năm 2022. Trong ảnh: Những người phụ nữ Sán Dìu chuẩn bị trang phục để tham gia trình diễn, triển lãm. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Liên hoan diễn ra từ ngày 18-20/11 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Phần trình diễn trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Tày tại khu vực sân khấu chính. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Với chủ đề 'Sắc màu trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc trong thời kỳ hội nhập và phát triển,' liên hoan bao gồm nhiều hoạt động phong phú. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Góc trưng bày trang phục truyền thống của dân tộc Mông ở Hà Giang. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Những cuộn vải lanh mới nhuộm được trưng bày tại không gian Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Phụ nữ các dân tộc giúp nhau chỉnh trang những bộ trang phục truyền thống cầu kỳ. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Hai người phụ nữ dân tộc Sán Dìu (trái) và Cao Lan (phải) đến từ Vĩnh Phúc. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Hai người phụ nữ dân tộc Lự trong trang phục lễ hội đính nhiều trang sức cầu kỳ. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Người phụ nữ dân tộc Lự cài lá cơm nếp lên vành khăn. Dù lá có héo thì vẫn tỏa hương thơm ngát. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Hai cô gái Lự và La Hủ (tỉnh Lai Châu) trong trang phục cưới. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Anh Hà Sơn, dân tộc Dao Tiền ở tỉnh Bắc Kạn khoe tấm vải dệt theo kiểu truyền thống của dân tộc mình. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Phụ nữ dân tộc Mường, tỉnh Hòa Bình trình diễn kỹ năng dệt vải ngay tại gian hàng. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Những cô gái dân tộc Nùng ở Cao Bằng, dân tộc Mông ở Sơn La và dân tộc Mông ở Điện Biên (từ trái sang) tham gia ngày hội. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Trang phục của phụ nữ Tày ở Bắc Giang. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Phụ nữ Dao Thanh Phán (Bình Liêu, Quảng Ninh) thường quấn trên đầu một chiếc khăn màu đỏ, in hoạ tiết hoa văn và buộc dây ở cằm, thể hiện sự thuỳ mị, nết na và duyên dáng. Với người đã có chồng thì đầu cạo trọc, đội một hộp màu đỏ và phủ khăn hoạ tiết lên trên. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Chị Thanh Dương, người Dao quần chẹt, rạng rỡ trong trang phục cưới. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Bà Vừ Thị Súng, dân tộc Mông, ngồi thêu trong gian hàng của tỉnh Sơn La. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Người phụ nữ Mông ở tỉnh Sơn La trong trang phục truyền thống có chiếc mũ cú phủa độc đáo với các bông hoa tròn, đỏ tượng trưng cho hoa đào của núi rừng. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Bà khoe những tấm vải mới thêu có hoa văn sặc sỡ. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Bà cho hay những người phụ nữ lớn tuổi có kỹ năng thêu thùa rất điêu luyện. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Hai em bé dân tộc Nùng ở Thái Nguyên. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Thích thú ngắm nhìn hình ảnh của mình qua ống kính nhiếp ảnh gia. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Không gian Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam trở thành 'mái nhà chung' để các dân tộc trình diễn nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Trang phục của nam giới và phụ nữ người Cao Lan ở tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Những người tham gia Liên hoan đều phấn khởi khi được giới thiệu những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
Không gian triển lãm của các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: Lê Phú/Vietnam+)
Chị Ma Thị Dung (giữa) cùng các chị em dân tộc Nùng về Thủ đô dự hội. Chị bày tỏ sự phấn khởi khi được giới thiệu văn hóa dân tộc mình qua bộ trang phục truyền thống người phụ nữ Nùng tự tay nhuộm vải, may và thêu. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam+)
(Vietnam+)