Lễ khai hội Đền Bạch Mã ở số 76, phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - một trong Tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, tổ chức sáng 27/3 (tức 12/2 Âm lịch).
Lễ hội Đền Bạch Mã là hoạt động trọng tâm của quận Hoàn Kiếm chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", tấm lòng thành kính với công đức của cha ông và tôn thờ thần Long Đỗ - tương truyền là vị thần đã có công trong việc xây dựng và bảo vệ kinh thành Thăng Long.
Lễ rước theo nghi lễ truyền thống đã mở đầu cho Lễ, với sự tham gia của gần 500 người qua các tuyến phố như Hàng Buồm, Mã Mây, Hàng Chĩnh, Nguyễn Hữu Huân, Lý Thái Tổ, Lê Thạch, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường. Đi đầu là đội múa rồng, sư tử; tiếp đến là đội cờ, trống chiêng, sinh tiền, đánh bồng, bát âm; đội kiệu bát cống đền Bạch Mã với đầy đủ tàn, tán, lọng; đội tế nam quan phường Hàng Buồm.
Đặc biệt, trong đoàn rước còn mô phỏng Lễ tiến Xuân Ngưu - dâng Trâu mùa Xuân - một nghi thức quan trọng của Lễ hội đền Bạch Mã từ xa xưa, với hình ảnh mục đồng, mô hình trâu có kích thước bằng trâu thật, quan tri phủ và hai quan tri huyện thành Thăng Long, cùng các lính hầu.
Tiếp đó là 5 kiệu lễ vật gồm hương đăng, thanh bông hoa quả; kiệu long đình, kiệu võng và sau cùng là khối quần chúng gồm các cụ bô lão, cựu chiến binh, phụ nữ, thanh thiếu niên, học sinh, đại diện cho các tầng lớp nhân dân quận Hoàn Kiếm.
Sau lễ dâng hương tại Đền Bạch Mã, hai ôtô chở đội sư tử và thần Trâu tiếp tục diễu hành từ Đền về bờ sông Hồng làm lễ “hóa” tiến Xuân Ngưu theo nghi thức truyền thống.
Lễ hội còn có chương trình biểu diễn nghệ thuật dân tộc như chầu văn, ca trù, chèo, quan họ; trình diễn võ thuật phục vụ nhân dân tại sân khấu ngoài trời và trong phương đình đền Bạch Mã.
Được chứng kiến Lễ hội Đền Bạch Mã, các bà Nguyễn Thị Lan, 88 tuổi ở số 7A, phố Hàng Chai và Ngô Thị Bảo, 75 tuổi, ở số 2A, phố Hàng Nón vui mừng chia sẻ: là người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, gắn bó cả cuộc đời với Thủ đô, chúng tôi rất tự hào về truyền thống văn hiến của Thăng Long-Hà Nội. Năm nay kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, người dân ai cũng mong có nhiều hoạt động như thế này và mong được góp sức cùng Thủ đô trong các hoạt động kỷ niệm.
Đền Bạch Mã ngụ tại số 76 phố Hàng Buồm, thờ thần Long Đỗ, tương truyền được xây dựng năm 865. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đắp thành nhiều lần đều bị đổ. Vua cho người đến Đền Bạch Mã cầu khấn thần Long Đỗ, thấy ngựa trắng trong đền đi ra, đi một vòng từ Đông sang Tây.
Vua sai người lần theo vết chân ngựa lập đồ án xây thành, thành xây xong và đứng vững. Vua bèn cho sửa lại đền và phong thần Long Đỗ là “Quốc đô Thăng Long thành hoàng đại vương.”
Đền Bạch Mã hiện còn lưu giữ 15 tấm bia đá quý hiếm. Năm 1986, Đền được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Từ năm 2000 đến nay, thành phố Hà Nội, quận Hoàn Kiếm cùng sự đóng góp của nhân dân đã đầu tư tu bổ tôn tạo Đền với tổng kinh phí trên 15 tỷ đồng./.
Lễ hội Đền Bạch Mã là hoạt động trọng tâm của quận Hoàn Kiếm chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", tấm lòng thành kính với công đức của cha ông và tôn thờ thần Long Đỗ - tương truyền là vị thần đã có công trong việc xây dựng và bảo vệ kinh thành Thăng Long.
Lễ rước theo nghi lễ truyền thống đã mở đầu cho Lễ, với sự tham gia của gần 500 người qua các tuyến phố như Hàng Buồm, Mã Mây, Hàng Chĩnh, Nguyễn Hữu Huân, Lý Thái Tổ, Lê Thạch, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường. Đi đầu là đội múa rồng, sư tử; tiếp đến là đội cờ, trống chiêng, sinh tiền, đánh bồng, bát âm; đội kiệu bát cống đền Bạch Mã với đầy đủ tàn, tán, lọng; đội tế nam quan phường Hàng Buồm.
Đặc biệt, trong đoàn rước còn mô phỏng Lễ tiến Xuân Ngưu - dâng Trâu mùa Xuân - một nghi thức quan trọng của Lễ hội đền Bạch Mã từ xa xưa, với hình ảnh mục đồng, mô hình trâu có kích thước bằng trâu thật, quan tri phủ và hai quan tri huyện thành Thăng Long, cùng các lính hầu.
Tiếp đó là 5 kiệu lễ vật gồm hương đăng, thanh bông hoa quả; kiệu long đình, kiệu võng và sau cùng là khối quần chúng gồm các cụ bô lão, cựu chiến binh, phụ nữ, thanh thiếu niên, học sinh, đại diện cho các tầng lớp nhân dân quận Hoàn Kiếm.
Sau lễ dâng hương tại Đền Bạch Mã, hai ôtô chở đội sư tử và thần Trâu tiếp tục diễu hành từ Đền về bờ sông Hồng làm lễ “hóa” tiến Xuân Ngưu theo nghi thức truyền thống.
Lễ hội còn có chương trình biểu diễn nghệ thuật dân tộc như chầu văn, ca trù, chèo, quan họ; trình diễn võ thuật phục vụ nhân dân tại sân khấu ngoài trời và trong phương đình đền Bạch Mã.
Được chứng kiến Lễ hội Đền Bạch Mã, các bà Nguyễn Thị Lan, 88 tuổi ở số 7A, phố Hàng Chai và Ngô Thị Bảo, 75 tuổi, ở số 2A, phố Hàng Nón vui mừng chia sẻ: là người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, gắn bó cả cuộc đời với Thủ đô, chúng tôi rất tự hào về truyền thống văn hiến của Thăng Long-Hà Nội. Năm nay kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, người dân ai cũng mong có nhiều hoạt động như thế này và mong được góp sức cùng Thủ đô trong các hoạt động kỷ niệm.
Đền Bạch Mã ngụ tại số 76 phố Hàng Buồm, thờ thần Long Đỗ, tương truyền được xây dựng năm 865. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đắp thành nhiều lần đều bị đổ. Vua cho người đến Đền Bạch Mã cầu khấn thần Long Đỗ, thấy ngựa trắng trong đền đi ra, đi một vòng từ Đông sang Tây.
Vua sai người lần theo vết chân ngựa lập đồ án xây thành, thành xây xong và đứng vững. Vua bèn cho sửa lại đền và phong thần Long Đỗ là “Quốc đô Thăng Long thành hoàng đại vương.”
Đền Bạch Mã hiện còn lưu giữ 15 tấm bia đá quý hiếm. Năm 1986, Đền được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Từ năm 2000 đến nay, thành phố Hà Nội, quận Hoàn Kiếm cùng sự đóng góp của nhân dân đã đầu tư tu bổ tôn tạo Đền với tổng kinh phí trên 15 tỷ đồng./.
Hồng Hạnh (Vietnam+)