Romania và Bulgaria chính thức tham gia Khối Schengen

Theo ước tính của các chuyên gia, việc gia nhập khu vực Schengen sẽ thúc đẩy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Romania và Bulgaria ít nhất 1%.

Cửa kiểm soát biên giới tự động dành cho hành khách từ các nước không thuộc khối Schengen được lắp đặt tại Sân bay Quốc tế Henri Coanda ở Otopeni, Romania, ngày 28/3/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Cửa kiểm soát biên giới tự động dành cho hành khách từ các nước không thuộc khối Schengen được lắp đặt tại Sân bay Quốc tế Henri Coanda ở Otopeni, Romania, ngày 28/3/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Từ ngày 1/1/2025, Romania và Bulgaria đã trở thành thành viên chính thức của Khối Schengen, qua đó mở rộng khu vực không kiểm soát quản lý biên giới và hộ chiếu ở châu Âu lên 29 quốc gia thành viên.

Việc mở rộng khối Schengen đã chính thức diễn ra vào 22 giờ GMT ngày 1/1, với các sự kiện được tổ chức tại các cửa khẩu của các nước này.

Trước đó, Romania và Bulgaria, đều là thành viên Liên minh châu Âu (EU) từ năm 2007, đã được đưa một phần vào khu vực Schengen từ tháng 3/2024, qua đó loại bỏ kiểm tra biên giới tại các cảng biển và sân bay.

Tuy nhiên, Áo đã đe dọa phủ quyết việc gia nhập hoàn toàn của hai nước này do lo ngại vấn đề người nhập cư, đồng nghĩa các biện pháp kiểm soát biên giới vẫn được áp dụng tại các cửa khẩu biên giới trên bộ.

Đến tháng 11/2024, Áo, Romania và Bulgaria đã đạt được thỏa thuận về "gói biện pháp bảo vệ biên giới", qua đó mở đường cho Bucharest và Sofia tham gia Schengen.

Thỏa thuận này quy định về việc triển khai chung lực lượng bảo vệ biên giới Bulgaria-Thổ Nhĩ Kỳ và kiểm soát tạm thời tại các cửa khẩu đường bộ trong thời gian ban đầu là 6 tháng.

Được thành lập vào năm 1985, Khối Schengen hiện gồm 25 trong số 27 quốc gia thành viên EU, cùng với Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein, với tổng dân số hơn 400 triệu người.

Romania và Bulgaria đã đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của Khối Schengen để trở thành thành viên kể từ năm 2011.

Theo ước tính của các chuyên gia, việc gia nhập khu vực Schengen sẽ thúc đẩy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Romania và Bulgaria ít nhất 1%./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nhân viên cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát của toà nhà bị trúng tên lửa Nga ở Zaporizhzhia, Ukraine ngày 10/12/2024. (Ảnh: AA/TTXVN)

Máy bay Nga bắn hạ 4 tên lửa Ukraine ở tỉnh Kursk

Thông báo từ Trụ sở điều hành hoạt động quân sự của Nga ở tỉnh Kursk có đoạn: “Hôm nay, 4 tên lửa Ukraine đã bị bắn hạ vào những thời điểm khác nhau trên bầu trời tỉnh Kursk. Nhờ các máy bay chiến đấu phòng không."

Trực thăng quân sự được trưng bày tại Triển lãm Công nghiệp Quốc phòng quốc tế lần thứ 32 ở thành phố Kielce, Ba Lan, ngày 3/9/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ukraine chuyển nhà máy sản xuất vũ khí sang Ba Lan

Đại biện lâm thời Ba Lan tại Ukraine Piotr Lukasiewicz xác nhận một nhà máy thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự Ukraine đã được xây dựng ở Ba Lan, và nhà máy đặt tại vị trí cách xa Nga.