Ngày 21/12, với 402 phiếu thuận so với 120 phiếu chống, Chính phủ trung tả mới của Romania do Thủ tướng Viktor Ponta đứng đầu đã vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội.
Đây được xem là cuộc "sát hạch" đầu tiên đối với chính phủ mới vừa được thành lập sau khi ông Ponta, 40 tuổi, được Tổng thống Traian Basescu tái đề cử làm Thủ tướng ngày 17/12 nhờ chiến thắng áp đảo của Đảng Liên minh Tự do Xã hội (USL) trong cuộc bầu cử quốc hội ngày 9/12.
Ngoài cam kết thúc đẩy tăng trưởng và duy trì kỷ luật tài chính, chính phủ Romania dự kiến sẽ thông qua dự thảo ngân sách tài khóa 2013 vào nửa đầu tháng 1/2013, thời điểm phái đoàn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU) tới Bucharest nhằm thảo luận với các quan chức nước này về kế hoạch cải cách kinh tế, điều kiện để nhận được cứu trợ từ các định chế tài chính trên.
Romania là quốc gia nghèo thứ hai trong EU. Chính sách thắt chặt chi tiêu hiện nay của chính phủ là biện pháp duy nhất để cứu Romania thoát khỏi tình trạng suy thoái. Để tránh nguy cơ vỡ nợ và nhận được 20 tỷ euro (26 tỷ USD) trợ giúp của IMF, Ngân hàng thế giới (WB) và EU hồi năm 2009, Chính phủ Romania đã phải thực hiện nhiều biện pháp kinh tế khắc khổ như giảm 25% tiền lương của công chức và nâng mức thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 19% lên 24%./.
Đây được xem là cuộc "sát hạch" đầu tiên đối với chính phủ mới vừa được thành lập sau khi ông Ponta, 40 tuổi, được Tổng thống Traian Basescu tái đề cử làm Thủ tướng ngày 17/12 nhờ chiến thắng áp đảo của Đảng Liên minh Tự do Xã hội (USL) trong cuộc bầu cử quốc hội ngày 9/12.
Ngoài cam kết thúc đẩy tăng trưởng và duy trì kỷ luật tài chính, chính phủ Romania dự kiến sẽ thông qua dự thảo ngân sách tài khóa 2013 vào nửa đầu tháng 1/2013, thời điểm phái đoàn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU) tới Bucharest nhằm thảo luận với các quan chức nước này về kế hoạch cải cách kinh tế, điều kiện để nhận được cứu trợ từ các định chế tài chính trên.
Romania là quốc gia nghèo thứ hai trong EU. Chính sách thắt chặt chi tiêu hiện nay của chính phủ là biện pháp duy nhất để cứu Romania thoát khỏi tình trạng suy thoái. Để tránh nguy cơ vỡ nợ và nhận được 20 tỷ euro (26 tỷ USD) trợ giúp của IMF, Ngân hàng thế giới (WB) và EU hồi năm 2009, Chính phủ Romania đã phải thực hiện nhiều biện pháp kinh tế khắc khổ như giảm 25% tiền lương của công chức và nâng mức thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 19% lên 24%./.
(TTXVN)