Thủ tướng Romania Emil Boc ngày 7/6 đã đề nghị quốc hội tiến hành cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với chương trình "thắt lưng buộc bụng" của nước này, bao gồm cắt giảm mạnh lương của khu vực hành chính và lương hưu trong bối cảnh nền kinh tế Romania như ông nói "đang rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất trong 60 năm qua."
Giải trình trước Quốc hội về những biện pháp chống khủng hoảng của chính phủ nước này, Thủ tướng Boc khẳng định nếu Romania không áp dụng các biện pháp tiết kiệm hà khắc, thâm hụt ngân sách năm nay của nước này có thể lên tới 9,1% Tổng sản phẩm nội địa (GDP), buộc Bucharest phải vay nước ngoài thêm 11 tỷ euro. Trong trường hợp kế hoạch vay mượn bất thành, chính phủ sẽ không có tiền để trả lương và trợ cấp hưu trí.
Ông Boc nhấn mạnh nếu áp dụng các biện pháp tiết kiệm hà khắc, Romania có thể giảm gần 1/2 mức thâm hụt ngân sách và khoảng 1/3 số nợ nước ngoài. Ông đề nghị giảm 25% lương và 15% trợ cấp hưu trí, giảm bớt các chương trình xã hội và giảm biên chế tới hàng trăm nghìn cán bộ-nhân viên nhà nước.
Thủ tướng Boc giải thích Romania hiện tiêu thụ nhiều hơn sản xuất. Trong những năm 2007-2008, chính phủ đã tăng lương và trợ cấp hưu trí một cách thiếu trách nhiệm, trong khi không bảo đảm tăng năng suất lao động. Đây là nguyên nhân khiến nợ công tăng mạnh.
Sau nhiều năm tăng trưởng kinh tế chắc chắn, đất nước vùng Balkan này đã rơi vào suy thoái năm 2009 với GDP giảm 7,2%. Tháng Năm vừa qua, Chính phủ Romania đã công bố chương trình "thắt lưng, buộc bụng" trên cơ sở thỏa thuận với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm tránh cho Romania khỏi rơi vào "khủng hoảng nợ" như trường hợp Hy Lạp.
Kế hoạch trên ngay lập tức vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng, với các cuộc biểu tình và tuần hành phản đối diễn ra rầm rộ ở thủ đô Bucharest và các tỉnh, thành khác.
Cựu Tổng thống Romania hiện là Chủ tịch danh dự của Đảng Xã hội-Dân chủ đối lập lớn nhất, ông Ion Iliescu đã lên tiếng đòi Chính phủ của Thủ tướng Boc từ chức. Ngược lại, Tổng thống Romania Traian Basescu ủng hộ hoàn toàn kế hoạch "khắc khổ" trên và kêu gọi đảng Dân chủ Tự do cầm quyền ủng hộ chính phủ./.
Giải trình trước Quốc hội về những biện pháp chống khủng hoảng của chính phủ nước này, Thủ tướng Boc khẳng định nếu Romania không áp dụng các biện pháp tiết kiệm hà khắc, thâm hụt ngân sách năm nay của nước này có thể lên tới 9,1% Tổng sản phẩm nội địa (GDP), buộc Bucharest phải vay nước ngoài thêm 11 tỷ euro. Trong trường hợp kế hoạch vay mượn bất thành, chính phủ sẽ không có tiền để trả lương và trợ cấp hưu trí.
Ông Boc nhấn mạnh nếu áp dụng các biện pháp tiết kiệm hà khắc, Romania có thể giảm gần 1/2 mức thâm hụt ngân sách và khoảng 1/3 số nợ nước ngoài. Ông đề nghị giảm 25% lương và 15% trợ cấp hưu trí, giảm bớt các chương trình xã hội và giảm biên chế tới hàng trăm nghìn cán bộ-nhân viên nhà nước.
Thủ tướng Boc giải thích Romania hiện tiêu thụ nhiều hơn sản xuất. Trong những năm 2007-2008, chính phủ đã tăng lương và trợ cấp hưu trí một cách thiếu trách nhiệm, trong khi không bảo đảm tăng năng suất lao động. Đây là nguyên nhân khiến nợ công tăng mạnh.
Sau nhiều năm tăng trưởng kinh tế chắc chắn, đất nước vùng Balkan này đã rơi vào suy thoái năm 2009 với GDP giảm 7,2%. Tháng Năm vừa qua, Chính phủ Romania đã công bố chương trình "thắt lưng, buộc bụng" trên cơ sở thỏa thuận với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm tránh cho Romania khỏi rơi vào "khủng hoảng nợ" như trường hợp Hy Lạp.
Kế hoạch trên ngay lập tức vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng, với các cuộc biểu tình và tuần hành phản đối diễn ra rầm rộ ở thủ đô Bucharest và các tỉnh, thành khác.
Cựu Tổng thống Romania hiện là Chủ tịch danh dự của Đảng Xã hội-Dân chủ đối lập lớn nhất, ông Ion Iliescu đã lên tiếng đòi Chính phủ của Thủ tướng Boc từ chức. Ngược lại, Tổng thống Romania Traian Basescu ủng hộ hoàn toàn kế hoạch "khắc khổ" trên và kêu gọi đảng Dân chủ Tự do cầm quyền ủng hộ chính phủ./.
(TTXVN/Vietnam+)