Romania có thể ''thách thức'' Nga trên thị trường năng lượng

Giới chuyên gia nhận định Romania có thể nổi lên thách thức vị thế của Nga trong lĩnh vực cung cấp năng lượng tại Đông Âu, nhờ trữ lượng dầu mỏ và khí đốt khổng lồ.
Một giàn khoan dầu của Tập đoàn dầu khí OMV Petrom. (Nguồn: romania-insider.com)

Giới chuyên gia nhận định Romania - hiện là một trong những quốc gia thành viên nghèo nhất của Liên minh châu Âu (EU) - có thể nổi lên thách thức vị thế của Nga trong lĩnh vực cung cấp năng lượng tại Đông Âu, nhờ trữ lượng dầu mỏ và khí đốt khổng lồ.

Romania hiện đã khá độc lập về năng lượng nhờ nguồn hydrocarbon dồi dào, song nước này còn sở hữu một lượng lớn hơn trữ lượng chưa được khai thác dưới Biển Đen, qua đó thu hút sự quan tâm của các “ông lớn” trong ngành dầu mỏ và khí đốt thế giới.

Một vài trong số này, trong đó có ExxonMobil (Mỹ) và OMV Petrom của Australia, đã bắt đầu tiến hành hoạt động khoan tại khu vực này.

[Tập đoàn năng lượng Gazprom nối lại mua khí đốt của Turkmenistan]

Mark Beacom - Giám đốc điều hành (CEO) của Black Sea Oil & Gas - nhận định vị thế là nhà sản xuất khí đốt lớn tiềm năng của Romania trong khu vực là độc nhất và nguồn tài nguyên tại đây có thể là đe dọa cho những gì lâu nay gần như là độc quyền của Nga.

Romania hiện sản xuất khoảng 10,5 tỷ m3 khí đốt mỗi năm, chủ yếu trên đất liền và tiêu thụ 11-12 tỷ m3 khí đốt, giúp nước này gần như hoàn toàn độc lập khỏi nguồn khí đốt của Nga, không như những nước láng giềng châu Âu khác.

Theo nhiều nhận định khác nhau, trữ lượng chưa được khai thác vào khoảng 170-200 tỷ m3 khí đốt nằm sâu dưới Biển Đen có thể được khai thác vào năm 2040./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục