Ngày 21/9, hàng nghìn người đã tạo thành một "vành đai" dài 7km xung quanh trụ sở Quốc hội Romania ở thủ đô Bucharest của nước này để phản đối kế hoạch cho một công ty Canada vào khai thác mỏ vàng lộ thiên lớn nhất châu Âu, nằm tại tỉnh Rosia Montana thuộc vùng Transylvania của Romania.
Người biểu tình hô vang khẩu hiệu "Đoàn kết - Chúng ta có thể cứu Rosia Montana." Nhiều người biểu tình cho rằng chỉ sức ép trên đường phố mới có thể buộc các chính khách chấm dứt kế hoạch họ cho là rất nguy hiểm đối với môi trường.
Mỏ lộ thiên ở Rosia Montana có trữ lượng 300 tấn vàng và 1.600 tấn bạc.
Tháng trước, Chính phủ Romani đã trình Quốc hội xem xét dự luật tạo điều kiện thuận lợi để một công ty Canada xin giấy phép của chính quyền địa phương vào khai thác mỏ vàng này.
Công ty Canada cam kết tạo 900 việc làm trong giai đoạn khai thác kéo dài 16 năm, đồng thời khẳng định mỏ vàng này sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn về kinh tế, môi trường, văn hóa và xã hội cho người dân trong vùng.
Tuy nhiên, những người phản đối cho rằng nếu kế hoạch này được triển khai, hàng trăm gia đình sẽ phải chuyển đến nơi khác sinh sống và bốn đỉnh núi sẽ bị phá hủy.
Trước sức ép của làn sóng biểu tình kéo dài vài tuần qua, Chính phủ Romania đầu tháng này đã đề nghị Quốc hội hoãn bỏ phiếu về kế hoạch nói trên cho đến tháng 11, sau khi Thủ tướng Victor Ponta nhất trí thành lập một ủy ban giám sát dự án./.
Người biểu tình hô vang khẩu hiệu "Đoàn kết - Chúng ta có thể cứu Rosia Montana." Nhiều người biểu tình cho rằng chỉ sức ép trên đường phố mới có thể buộc các chính khách chấm dứt kế hoạch họ cho là rất nguy hiểm đối với môi trường.
Mỏ lộ thiên ở Rosia Montana có trữ lượng 300 tấn vàng và 1.600 tấn bạc.
Tháng trước, Chính phủ Romani đã trình Quốc hội xem xét dự luật tạo điều kiện thuận lợi để một công ty Canada xin giấy phép của chính quyền địa phương vào khai thác mỏ vàng này.
Công ty Canada cam kết tạo 900 việc làm trong giai đoạn khai thác kéo dài 16 năm, đồng thời khẳng định mỏ vàng này sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn về kinh tế, môi trường, văn hóa và xã hội cho người dân trong vùng.
Tuy nhiên, những người phản đối cho rằng nếu kế hoạch này được triển khai, hàng trăm gia đình sẽ phải chuyển đến nơi khác sinh sống và bốn đỉnh núi sẽ bị phá hủy.
Trước sức ép của làn sóng biểu tình kéo dài vài tuần qua, Chính phủ Romania đầu tháng này đã đề nghị Quốc hội hoãn bỏ phiếu về kế hoạch nói trên cho đến tháng 11, sau khi Thủ tướng Victor Ponta nhất trí thành lập một ủy ban giám sát dự án./.
(TTXVN)