Từ ngày 10 đến ngày 25/2, chương trình nghệ thuật biểu diễn rối nước Việt Nam đặc sắc mang tên “Người thầy của những con rối” do đạo diễn người Pháp Dominique Pitoiset, Giám đốc nhà hát quốc gia Bordeaux en Aquitaine dàn dựng, được công diễn tại nhà hát Claude Lévi-Strauss trong khuôn viên của Bảo tàng Quai Branly ở Thủ đô Paris (Pháp).
Tại hai buổi biểu diễn khai mạc tối ngày 10/2 và 11/2, chương trình đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của công chúng Pháp.
Dưới sự chỉ đạo diễn xuất và biên tập của đạo diễn tài ba người Pháp Dominique Pitoiset, chương trình biểu diễn rối nước đã mang lại cho người xem một cái nhìn riêng biệt hơn, đậm nét hơn về nghệ thuật biểu diễn rối nước của Việt Nam, cũng như về văn hóa truyền thống của dân tộc.
Điểm đặc biệt của chương trình là ở chỗ, rối nước được biểu diễn trên nền nhạc, giọng ngâm thơ cổ, lẩy Kiều, hoặc trên nền những bài chèo, hay làn điệu quan họ, khi lại là nhịp hát ả đào… do một mình nghệ sĩ Ngô Thị Thanh Hoài biểu diễn. Đồng thời, chương trình còn là sự pha trộn tài tình giữa âm nhạc dân gian Việt Nam với nghệ thuật trình diễn rối nước và hiệu ứng ánh sáng để mang lại thành công đặc biệt của các đêm diễn.
Cũng trong chương trình, các nghệ sỹ biểu diễn rối nước của Nhà hát rối nước quốc gia Việt Nam không còn phải đứng khuất sau lớp mành che nữa, mà lần đầu xuất hiện trước công chúng một cách đầy tự nhiên trong sự sắp xếp tài tình của đạo diễn, đưa người xem hòa vào với những cảnh sinh hoạt đời thường đây đó của các vùng nông thôn Việt Nam.
Bạn Élodie Rivaud, một thanh niên sinh sống và làm việc tại Paris, cho biết bạn đã thực sự vui khi đã quyết định mua vé vào xem biểu diễn rối nước mặc dù bạn đã từng xem cách đây vài năm. Nhưng lần này Élodie Rivaud đã bị thu hút bởi sự khác biệt hơn so với lần trước đây nhất là trong cách thể hiện của các nghệ sỹ dưới sự chỉ đạo diễn xuất nghệ sỹ Pháp.
Đối với các em nhỏ Pháp, chương trình múa rối nước cũng đem lại sức cuốn hút đặt biệt nhất tiết mục múa rồng vì tiết mục này có các con rồng phun lửa và một số tiết mục vui nhộn khác.
Anh Daniel Loayza nhà biên kịch của chương trình biểu diễn rối nước, không giấu được niềm vui mừng trước thành công của đêm diễn, ông nói : tôi thấy buổi biểu diễn ở Paris thật tuyệt vời. Điều làm tôi thấy tuyệt vời nhất là khán giả chấp thuận đến nhà hát cũng tự nhiên như những nghệ sĩ múa rối hòa mình vào trong nước vậy.
Đây không phải là buổi trình diễn bình thường như những buổi trình diễn khác, mà đây là buổi trình diễn mang tính thăm dò và khám phá nhu cầu của công chúng Pháp, nhất là các khán giả “nhí” đối với bộ môn nghẹ thuật truyền thống này của Việt Nam và tôi rất vui vì khán giả có vẻ rất muốn đến để gặp các nghệ sĩ Việt Nam.
Được biết, chương trình biểu diễn rối nước này là kết quả của dự án hợp tác văn hóa giữa Nhà hát Múa rối Việt Nam và Nhà hát quốc gia Bordeaux en Aquitaine (Pháp). Hiện nay, sau một năm chuẩn bị từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 11 năm 2011, chương trình biểu diễn đầu tiên đã diễn tại Nhà hát quốc gia Bordeaux en Aquitaine. Ông Patrick Pernin – Phó Giám đốc Nhà hát quốc gia Bordeaux en Aquitaine – đối tác đồng tổ chức của chương trình, cho biết ông đã bị cuốn hút bởi sự sáng tạo đáng kinh ngạc, sự khác biệt nhưng cực kỳ hấp dẫn của môn nghệ thuật này. Với việc thực hiện chương trình giúp ông tìm hiểu về một đất nước, con người và dân tộc mà lâu nay ông chưa có dịp tìm hiểu và biết tới.
Về phần mình, anh Nguyễn Tiến Dũng – Phó Giám đốc Nhà hát quốc gia Múa rối Việt Nam, trưởng đoàn nghệ thuật biểu diễn rối nước của Việt Nam, cho biết Nhà hát Múa rối Việt Nam dù cùng tham gia thực hiện chương trình với sự đạo diễn của người Pháp, nhưng chương trình vấn được xây dựng mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam thể hiện qua phong cách biểu diễn, chất liệu âm nhạc, chất liệu con rối, cũng như cách biểu cảm của chương trình. Theo anh, đây là một trong những công việc cần phải làm nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát triển một nền nghệ thuật cổ truyền đáng quý của dân tộc.
Đây là đợt thứ hai trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác, đoàn Nhà hát quốc gia múa rối nước Việt Nam tham gia biểu diễn rối nước tại Pháp. Nếu tính cả số buổi biểu diễn của đợt một thì tổng số buổi biểu diễn của cả hai đợt tại các tỉnh và thành phố của Pháp đã lên tới gần 80 buổi. Dự kiến, trong thời gian tới, đoàn lại tiếp tục quay trở lại Pháp biểu diễn trong hai đợt nữa vào tháng 6 và cuối năm 2012.
Cũng trong ngày 11/2 tại Viện bảo tàng Quai Branly, hội nghị bàn tròn về múa rối nước Việt Nam đã diễn ra dưới dự chủ chì của đạo diễn Dominique Pitoiset và các cộng sự của ông. Tại đây ông đã cho biết nguyên cớ ông đến với rối nước nổi tiếng của Việt Nam (đó là trong một chuyến du lịch về Việt Nam cách đây vài tháng), mà theo ông nó tạo nên “một môn loại hình nghệ thuật duy nhất trên thế giới.”
Được biết, sẽ còn có nhiều cuộc bàn tròn hoặc gặp gỡ với các đối tượng khán giả khác nhau như người lớn, trẻ em để đạo diễn Dominique Pitoiset có thể giải thích nguồn gốc của môn nghệ thuật độc đáo này cũng như đem đến cho họ những hiều biết kỹ thuật làm con rối, cách điều khiển con rối, đời sống tâm linh và nghệ thuật của các cảnh diễn miêu tả cảnh sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày của người dân nông dân Việt Nam./.
Tại hai buổi biểu diễn khai mạc tối ngày 10/2 và 11/2, chương trình đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của công chúng Pháp.
Dưới sự chỉ đạo diễn xuất và biên tập của đạo diễn tài ba người Pháp Dominique Pitoiset, chương trình biểu diễn rối nước đã mang lại cho người xem một cái nhìn riêng biệt hơn, đậm nét hơn về nghệ thuật biểu diễn rối nước của Việt Nam, cũng như về văn hóa truyền thống của dân tộc.
Điểm đặc biệt của chương trình là ở chỗ, rối nước được biểu diễn trên nền nhạc, giọng ngâm thơ cổ, lẩy Kiều, hoặc trên nền những bài chèo, hay làn điệu quan họ, khi lại là nhịp hát ả đào… do một mình nghệ sĩ Ngô Thị Thanh Hoài biểu diễn. Đồng thời, chương trình còn là sự pha trộn tài tình giữa âm nhạc dân gian Việt Nam với nghệ thuật trình diễn rối nước và hiệu ứng ánh sáng để mang lại thành công đặc biệt của các đêm diễn.
Cũng trong chương trình, các nghệ sỹ biểu diễn rối nước của Nhà hát rối nước quốc gia Việt Nam không còn phải đứng khuất sau lớp mành che nữa, mà lần đầu xuất hiện trước công chúng một cách đầy tự nhiên trong sự sắp xếp tài tình của đạo diễn, đưa người xem hòa vào với những cảnh sinh hoạt đời thường đây đó của các vùng nông thôn Việt Nam.
Bạn Élodie Rivaud, một thanh niên sinh sống và làm việc tại Paris, cho biết bạn đã thực sự vui khi đã quyết định mua vé vào xem biểu diễn rối nước mặc dù bạn đã từng xem cách đây vài năm. Nhưng lần này Élodie Rivaud đã bị thu hút bởi sự khác biệt hơn so với lần trước đây nhất là trong cách thể hiện của các nghệ sỹ dưới sự chỉ đạo diễn xuất nghệ sỹ Pháp.
Đối với các em nhỏ Pháp, chương trình múa rối nước cũng đem lại sức cuốn hút đặt biệt nhất tiết mục múa rồng vì tiết mục này có các con rồng phun lửa và một số tiết mục vui nhộn khác.
Anh Daniel Loayza nhà biên kịch của chương trình biểu diễn rối nước, không giấu được niềm vui mừng trước thành công của đêm diễn, ông nói : tôi thấy buổi biểu diễn ở Paris thật tuyệt vời. Điều làm tôi thấy tuyệt vời nhất là khán giả chấp thuận đến nhà hát cũng tự nhiên như những nghệ sĩ múa rối hòa mình vào trong nước vậy.
Đây không phải là buổi trình diễn bình thường như những buổi trình diễn khác, mà đây là buổi trình diễn mang tính thăm dò và khám phá nhu cầu của công chúng Pháp, nhất là các khán giả “nhí” đối với bộ môn nghẹ thuật truyền thống này của Việt Nam và tôi rất vui vì khán giả có vẻ rất muốn đến để gặp các nghệ sĩ Việt Nam.
Được biết, chương trình biểu diễn rối nước này là kết quả của dự án hợp tác văn hóa giữa Nhà hát Múa rối Việt Nam và Nhà hát quốc gia Bordeaux en Aquitaine (Pháp). Hiện nay, sau một năm chuẩn bị từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 11 năm 2011, chương trình biểu diễn đầu tiên đã diễn tại Nhà hát quốc gia Bordeaux en Aquitaine. Ông Patrick Pernin – Phó Giám đốc Nhà hát quốc gia Bordeaux en Aquitaine – đối tác đồng tổ chức của chương trình, cho biết ông đã bị cuốn hút bởi sự sáng tạo đáng kinh ngạc, sự khác biệt nhưng cực kỳ hấp dẫn của môn nghệ thuật này. Với việc thực hiện chương trình giúp ông tìm hiểu về một đất nước, con người và dân tộc mà lâu nay ông chưa có dịp tìm hiểu và biết tới.
Về phần mình, anh Nguyễn Tiến Dũng – Phó Giám đốc Nhà hát quốc gia Múa rối Việt Nam, trưởng đoàn nghệ thuật biểu diễn rối nước của Việt Nam, cho biết Nhà hát Múa rối Việt Nam dù cùng tham gia thực hiện chương trình với sự đạo diễn của người Pháp, nhưng chương trình vấn được xây dựng mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam thể hiện qua phong cách biểu diễn, chất liệu âm nhạc, chất liệu con rối, cũng như cách biểu cảm của chương trình. Theo anh, đây là một trong những công việc cần phải làm nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát triển một nền nghệ thuật cổ truyền đáng quý của dân tộc.
Đây là đợt thứ hai trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác, đoàn Nhà hát quốc gia múa rối nước Việt Nam tham gia biểu diễn rối nước tại Pháp. Nếu tính cả số buổi biểu diễn của đợt một thì tổng số buổi biểu diễn của cả hai đợt tại các tỉnh và thành phố của Pháp đã lên tới gần 80 buổi. Dự kiến, trong thời gian tới, đoàn lại tiếp tục quay trở lại Pháp biểu diễn trong hai đợt nữa vào tháng 6 và cuối năm 2012.
Cũng trong ngày 11/2 tại Viện bảo tàng Quai Branly, hội nghị bàn tròn về múa rối nước Việt Nam đã diễn ra dưới dự chủ chì của đạo diễn Dominique Pitoiset và các cộng sự của ông. Tại đây ông đã cho biết nguyên cớ ông đến với rối nước nổi tiếng của Việt Nam (đó là trong một chuyến du lịch về Việt Nam cách đây vài tháng), mà theo ông nó tạo nên “một môn loại hình nghệ thuật duy nhất trên thế giới.”
Được biết, sẽ còn có nhiều cuộc bàn tròn hoặc gặp gỡ với các đối tượng khán giả khác nhau như người lớn, trẻ em để đạo diễn Dominique Pitoiset có thể giải thích nguồn gốc của môn nghệ thuật độc đáo này cũng như đem đến cho họ những hiều biết kỹ thuật làm con rối, cách điều khiển con rối, đời sống tâm linh và nghệ thuật của các cảnh diễn miêu tả cảnh sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày của người dân nông dân Việt Nam./.
Lê Hà-Trọng Tuyên/Paris (Vietnam+)