Nhóm sinh viên trường Đại học Công nghệ Swinburne đã phát triển robot giải rubic nhanh nhất thế giới.
Robot này có tên là Ruby, có thể hóa giải các khối hình lộn xộn chỉ trong vòng hơn 10 giây, gồm cả thời gian được mang đến để xem hiện trạng ban đầu của khối hình.
Robot được bắt đầu từ con số không bởi sáu sinh viên trong đề án cuối năm của họ ở hai chuyên ngành cùng lúc là Cử nhân cơ khí (robot và cơ khí)/Cử nhân khoa học (Khoa học máy tính và kỹ thuật phần mềm).
Giáo sư Chris Pilgrim, Phó chủ nhiệm khoa Công nghệ thông tin và truyền thông, cho biết: “Ruby hoạt động bằng cách quét qua mỗi mặt của khối rubic lộn xộn bằng một webcam. Sau đó nó sử dụng một thuật toán phần mềm để phát triển giải pháp 'nuôi' robot tốc độ cao thông qua một hệ thống điều khiển ghi nhớ thời gian thực."
Sự am hiểu được kết hợp của các sinh viên về robot và kỹ thuật phần mềm có thể giúp họ tạo ra một loại robot với hệ thống theo dõi bằng hình ảnh qua máy tính tốc độ nhanh, có khả năng di chuyển rất chính xác và đúng thời gian."
Nhóm này gồm hai anh em song sinh giống nhau như đúc rất thành công trong lĩnh vực máy tính là David và Richard Bain, cùng Daniel Purvis, Jarrod Boyes, Miriam Parkinson và Jonathan Goldwasser.
Họ đang ứng dụng để tạo ra kỹ năng giải rubic của Ruby được ghi nhận trong kỷ lục thế giới Guinness. Hiện kỷ lục thế giới dành cho người giải rubic 3x3x3 do Feliks Zemdegs nắm giữ, người đã giải được khối rubic trong thời gian ngắn nhất 6 giây 24 tại Giải Kubaroo Mở rộng năm 2011.
Hồi tháng 10/2010, robot giải rubic nhanh nhất thế giới Cubinator có thể giải một khối rubic trong thời gian 18 giây 2. Con robot này sẽ ra mắt tại Ngày khai mạc Swinburne vào 21/8 tới.
Clip robot Ruby hóa giải các khối hình lộn xộn trong 10 giây 18.
Robot này có tên là Ruby, có thể hóa giải các khối hình lộn xộn chỉ trong vòng hơn 10 giây, gồm cả thời gian được mang đến để xem hiện trạng ban đầu của khối hình.
Robot được bắt đầu từ con số không bởi sáu sinh viên trong đề án cuối năm của họ ở hai chuyên ngành cùng lúc là Cử nhân cơ khí (robot và cơ khí)/Cử nhân khoa học (Khoa học máy tính và kỹ thuật phần mềm).
Giáo sư Chris Pilgrim, Phó chủ nhiệm khoa Công nghệ thông tin và truyền thông, cho biết: “Ruby hoạt động bằng cách quét qua mỗi mặt của khối rubic lộn xộn bằng một webcam. Sau đó nó sử dụng một thuật toán phần mềm để phát triển giải pháp 'nuôi' robot tốc độ cao thông qua một hệ thống điều khiển ghi nhớ thời gian thực."
Sự am hiểu được kết hợp của các sinh viên về robot và kỹ thuật phần mềm có thể giúp họ tạo ra một loại robot với hệ thống theo dõi bằng hình ảnh qua máy tính tốc độ nhanh, có khả năng di chuyển rất chính xác và đúng thời gian."
Nhóm này gồm hai anh em song sinh giống nhau như đúc rất thành công trong lĩnh vực máy tính là David và Richard Bain, cùng Daniel Purvis, Jarrod Boyes, Miriam Parkinson và Jonathan Goldwasser.
Họ đang ứng dụng để tạo ra kỹ năng giải rubic của Ruby được ghi nhận trong kỷ lục thế giới Guinness. Hiện kỷ lục thế giới dành cho người giải rubic 3x3x3 do Feliks Zemdegs nắm giữ, người đã giải được khối rubic trong thời gian ngắn nhất 6 giây 24 tại Giải Kubaroo Mở rộng năm 2011.
Hồi tháng 10/2010, robot giải rubic nhanh nhất thế giới Cubinator có thể giải một khối rubic trong thời gian 18 giây 2. Con robot này sẽ ra mắt tại Ngày khai mạc Swinburne vào 21/8 tới.
Clip robot Ruby hóa giải các khối hình lộn xộn trong 10 giây 18.
(Vietnam+)