Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 16/10 cho biết tác động từ lượng nước nhiễm xạ ứ đọng ngày càng nhiều tại Nhà máy điện hạt nhân gặp sự cố Fukushima số 1 đã ở “trong tầm kiểm soát.”
Phát biểu tại một cuộc họp Hạ viện, ông Abe khẳng định chính phủ sẽ “tiếp tục nỗ lực giải quyết vấn đề này với nhiều biện pháp phòng ngừa” và “tình hình hiện nay hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát.”
Trả lời câu hỏi ông Banri Kaieda, Chủ tịch đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) đối lập về bài phát biểu về chính sách của Thủ tướng Nhật Bản hôm 15/10 khi Hạ viện triệu tập một phiên họp bất thường.
Thủ tướng Abe liên tục khẳng định như vậy về tình hình tại Fukushima 1 gặp sự cố do hậu quả của trận động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011 ở đông bắc Nhật Bản, nhằm xoa dịu một số người chỉ trích quan tâm đến đến tình trạng của nhà máy do lo ngại và cảnh giác trước hậu quả tiêu cực có thể xảy ra đối với môi trường và ngành công nghiệp.
Lời khẳng định của Thủ tướng Abe cũng được đưa ra hồi tháng 9/2013 khi ông diễn thuyết trước Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) ở Buenos Aires về nỗ lực của Tokyo đăng cai Thế vận hội 2020. Thành phố này đã giành thắng lợi trước Istanbul và Madrid.
Ông Kaieda ngày 16/10 cho biết Thủ tướng Abe cần thận trọng hơn khi đánh giá về tình hình tại nhà máy đồng thời chỉ trích rằng ông Abe đang “thiếu nghiêm túc.”
[IAEA giúp Nhật Bản kiểm soát chất thải hạt nhân]
Nước nhiễm xạ đang tăng lên mỗi ngày tại nhà máy khi nước ngầm vẫn liên tục chảy vào toà nhà chứa lò phản ứng và hoà lẫn với nước dùng để làm lạnh ba lò phản ứng.
Nước nhiễm xạ được đựng trong khoảng 1.000 bồn chứa đặt trong khuôn viên nhà máy và Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) đang vật lộn với việc ngăn chặn rò rỉ từ các bồn chứa này.
Ông Abe cũng tái khẳng định tại Hạ viện rằng Chính phủ sẽ đóng những vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề nước nhiễm xạ, không phó mặc việc này cho TEPCO.
Chính phủ Nhật Bản đã công bố một chính sách cơ bản giải quyết tình trạng này, bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính cho TEPCO./.
Phát biểu tại một cuộc họp Hạ viện, ông Abe khẳng định chính phủ sẽ “tiếp tục nỗ lực giải quyết vấn đề này với nhiều biện pháp phòng ngừa” và “tình hình hiện nay hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát.”
Trả lời câu hỏi ông Banri Kaieda, Chủ tịch đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) đối lập về bài phát biểu về chính sách của Thủ tướng Nhật Bản hôm 15/10 khi Hạ viện triệu tập một phiên họp bất thường.
Thủ tướng Abe liên tục khẳng định như vậy về tình hình tại Fukushima 1 gặp sự cố do hậu quả của trận động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011 ở đông bắc Nhật Bản, nhằm xoa dịu một số người chỉ trích quan tâm đến đến tình trạng của nhà máy do lo ngại và cảnh giác trước hậu quả tiêu cực có thể xảy ra đối với môi trường và ngành công nghiệp.
Lời khẳng định của Thủ tướng Abe cũng được đưa ra hồi tháng 9/2013 khi ông diễn thuyết trước Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) ở Buenos Aires về nỗ lực của Tokyo đăng cai Thế vận hội 2020. Thành phố này đã giành thắng lợi trước Istanbul và Madrid.
Ông Kaieda ngày 16/10 cho biết Thủ tướng Abe cần thận trọng hơn khi đánh giá về tình hình tại nhà máy đồng thời chỉ trích rằng ông Abe đang “thiếu nghiêm túc.”
[IAEA giúp Nhật Bản kiểm soát chất thải hạt nhân]
Nước nhiễm xạ đang tăng lên mỗi ngày tại nhà máy khi nước ngầm vẫn liên tục chảy vào toà nhà chứa lò phản ứng và hoà lẫn với nước dùng để làm lạnh ba lò phản ứng.
Nước nhiễm xạ được đựng trong khoảng 1.000 bồn chứa đặt trong khuôn viên nhà máy và Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) đang vật lộn với việc ngăn chặn rò rỉ từ các bồn chứa này.
Ông Abe cũng tái khẳng định tại Hạ viện rằng Chính phủ sẽ đóng những vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề nước nhiễm xạ, không phó mặc việc này cho TEPCO.
Chính phủ Nhật Bản đã công bố một chính sách cơ bản giải quyết tình trạng này, bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính cho TEPCO./.
Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)