Chỉ tay về hướng ngược chiều trên đường từ sân bay quốc tế Rio de Janeiro về trung tâm, anh chàng lái xe tên Carlos, hãng Radio taxi lắc đầu ngán ngẩm: “Giao thông ở đây đang trở nên hỗn loạn do sự kiện Rio+20. Bạn thấy đấy, giờ đã hơn 18 giờ mà giao thông vẫn kẹt cứng như vậy.”
Quả thật, hàng xe nối đuôi nhau dài không dứt và liên tục tắc đường, bất kể thời điểm nào trong ngày… là cảnh tượng thường thấy trong những ngày này tại Rio de Janeiro (Brazil), trước thềm Hội nghị thượng đỉnh trái đất Rio+20 (từ 20-22/6).
Mọi ngả đường đều dẫn đến… Rio
Mặc dù hội nghị chính thức chỉ diễn ra trong ba ngày, nhưng hàng loạt các sự kiện lớn nhỏ bên lề đã được khởi động từ ngày 13/6.Theo thống kê của ban tổ chức, hơn 50.000 đại biểu tham dự trong vòng 10 ngày đầy ắp các sự kiện bên lề và trong chương trình nghị sự của Hội nghị, Rio+20 là hội nghị lớn nhất trong lịch sử của Liên hợp quốc và được coi là sự kiện chỉ có một lần trong một thế hệ.
Hơn 130 người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ các nước trên thế giới, khoảng 20.000 đại diện các nhóm quan trọng của các tổ chức xã hội dân sự, đại diện các nhà kinh doanh, nông dân, các nhà khoa học, người bản xứ, chính quyền các địa phương, các tổ chức phi chính phủ, công đoàn, thanh niên, phụ nữ sẽ tham dự Rio+20.
Điều đó cho thấy, mặc dù chính phủ nước chủ nhà và bản thân chính quyền Rio-thành phố lớn thứ hai của Brazil, đã có rất nhiều nỗ lực cho công tác hậu cần, nhưng nhiều việc vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát.
Báo chí nước này đưa tin, lực lượng không quân Brazil (FAB) đã gửi thêm 5.000 quân đội, bổ sung vào số 15.000 quân nhân và cảnh sát trước đó, đưa đội ngũ an ninh phục vụ cho sự kiện Rio+20 lên tới 20.000 người.
Ước tính, tổng chi phí của hoạt động an ninh cho hội nghị là 132,8 triệu đô la Brazil (1 đô la Brazil tương đương ½ USD), trong đó 90 triệu đô la Brazil là chi phí của các lực lượng vũ trang.
Song song đó, chính quyền sở tại cũng đã thiết lập một lực lượng giao thông công cộng “hùng hậu”, bao gồm cả xe buýt và taxi, để phục vụ cho việc đi lại của các đại biểu tham dự hội nghị. Cụ thể, Rio đã triển khai dự án Taxi Boa Praça cho các sự kiện, cấm xe taxi vào sân bay Santos Dumont và sân bay Tom Jobim (Galeão).
Các tuyến đường chính cũng sẽ được “dành riêng” cho việc vận chuyển các đoàn trong khoảng thời gian từ 20-22/6, trong những thời điểm nhất định.
Bên cạnh đó, hàng loạt các “xe buýt xanh”, chạy bằng nhiên liệu thay thế, sẽ được đưa vào phục vụ các sự kiện trong suốt thời gian diễn ra hội nghị, từ ngày 13-22/6.
Các chuyến xe thường được bắt đầu từ 7h 30 sáng và kết thúc vào 17h chiều hàng ngày, với 20 phút/chuyến. Mặc dù xe buýt phục vụ hội nghị là “free”, nhưng giá xe buýt công cộng đến sự kiện này tại Rio central (trung tâm sự kiện chính ở Barra da Tijuca) là 5,40 đô la Brazil.
Trong khi đó, giá taxi, dịch vụ cho thuê xe cũng bị đẩy lên cao ăn theo hội nghị… Đơn cử, giá taxi một chiều từ sân bay quốc tế Rio de Janeiro về đến trung tâm thành phố (khoảng 20km) là 80 đô la Brazil (tương đương 40 USD).
Một đại biểu trót thuê khách sạn khá xa, nằm ở phía Nam thành phố (nơi có bãi biển Copacabana nổi tiếng), than mỗi ngày di chuyển vào hội nghị đã “ngốn” của ông khoảng hơn 200 đô la Brazil!!!
Thế nhưng, trái với sự đau khổ của du khách, Gustavo Ocha, người làm việc trong ngành du lịch tại sân bay quốc tế Galeão, lại nhìn nhận Rio+20 như là một dịp “hái ra tiền”.
"Tất cả các doanh nghiệp mong đợi Rio+20 sẽ mang lại cơ hội kinh doanh tốt. Việc cấm taxi không được phép vào sân bay trong thời gian diễn ra sự kiện, sẽ làm cho nơi này an toàn hơn nhiều," anh này nói.
Giá khách sạn “leo thang”
“Dù đã chọn một khách sạn nhỏ, nằm ở góc phía Nam của thành phố, cách trung tâm tới gần 40km, mà tôi vẫn phải trả 80 USD cho một đêm nghỉ. Không thể tưởng tượng nổi,” ông Chu Hồi, giảng viên Trường Đại học Quốc gia Hà Nội-đại biểu dự Những ngày Đại dương (Ocean days) tại Hội nghị Rio+20 lần này, cho biết.
Phóng viên Vietnam+ tình cờ gặp ông trên chuyến bay, vốn gồm chỉ toàn những đại biểu đến với Hội nghị thượng đỉnh trái đất của Liên hợp quốc. Ông Chu Hồi than thở: "Giá khách sạn quá cao, đi lại khó khăn là những trở ngại không nhỏ cho những diễn giả như ông khi một thân một mình nơi đất khách."
Để tiết kiệm chi phí cho đối tác, ông đã không ngần ngại từ chối một khách sạn 5 sao ngay giữa trung tâm, mà nghe nói giá phòng cho 1 đêm nghỉ đã không khỏi giật mình: 500 USD!"
Trong khi đó, một đại biểu đến từ Vương quốc Anh cũng cho hay, Quốc hội Châu Âu cũng đã phải hủy bỏ đoàn toàn bộ 11 người do các chi phí về khách sạn quá đắt đỏ. “Tôi cũng được biết tổ chức Globe cũng đã phải trả 450 USD/đêm tiền khách sạn cho đoàn 12 nhà báo đến từ các quốc gia đang phát triển, theo một chương trình mà tổ chức này tài trợ, để tới Rio đưa tin về sự kiện lớn nhất của Liên hợp quốc này,” ông Robert Hart đến từ Quỹ Thompson Foundation của Anh, cho biết.
Các thông tin trước đó cũng cho thấy, mặc dù chính quyền của thành phố Rio-vốn đã nổi tiếng về sự đắt đỏ của các dịch vụ, đã làm hết sức mình để hạ giá khách sạn vốn đang tăng chóng mặt. Và trái với tuyên bố cho biết có thể giảm hơn 60% cho chi phí nhà ở tại hội nghị Rio+20 ở Rio de Janeiro, chính quyền lại đang phải đối mặt với những chỉ trích về sự tăng vọt chi phí khách sạn và thiếu phòng.
Theo con số thống kê, 50.000 người dự kiến sẽ đổ vào Rio cho sự kiện lớn này, nhưng thành phố chỉ có thể đáp ứng tối đa 33.000 giường khách sạn.
Sự thiếu hụt là nhìn thấy rõ và vì thế, sự “tận dụng” của các nhà kinh doanh phòng ốc là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt, giá cả tăng mạnh ở những khách sạn thuộc khu trung tâm, hay tọa lạc ở những vị trí thuận tiện cho việc di chuyển để đến các sự kiện diễn ra tại hội nghị…
Chi phí trung bình của một căn phòng ở Rio trong hội nghị đã tăng lên 818 đô la một đêm, theo một báo cáo của các cơ quan chính phủ. Nhưng ngay cả ở những mức giá phòng cao chót vót đó, nhiều đại biểu cũng không thể có được một phòng khách sạn khi tham dự hội nghị.
Thậm chí, thị trưởng thành phố đã phải kêu gọi người dân rời khỏi thị trấn và cho thuê căn hộ của họ để đáp ứng nhu cầu.
Và vì vậy, trong khi các sự kiện quan trọng của Hội nghị thượng đỉnh Trái đất Rio+20 vẫn đang diễn ra, với những vấn đề bàn thảo mang tầm vĩ mô, thì nhiều diễn giả trong số họ, đã và đang phải đối mặt với “bài toán” nhỏ hơn rất nhiều-giao thông và chỗ ở, nhưng lại là điều kiện tiên quyết để đến được với các chương trình nghị sự./.
Quả thật, hàng xe nối đuôi nhau dài không dứt và liên tục tắc đường, bất kể thời điểm nào trong ngày… là cảnh tượng thường thấy trong những ngày này tại Rio de Janeiro (Brazil), trước thềm Hội nghị thượng đỉnh trái đất Rio+20 (từ 20-22/6).
Mọi ngả đường đều dẫn đến… Rio
Mặc dù hội nghị chính thức chỉ diễn ra trong ba ngày, nhưng hàng loạt các sự kiện lớn nhỏ bên lề đã được khởi động từ ngày 13/6.Theo thống kê của ban tổ chức, hơn 50.000 đại biểu tham dự trong vòng 10 ngày đầy ắp các sự kiện bên lề và trong chương trình nghị sự của Hội nghị, Rio+20 là hội nghị lớn nhất trong lịch sử của Liên hợp quốc và được coi là sự kiện chỉ có một lần trong một thế hệ.
Hơn 130 người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ các nước trên thế giới, khoảng 20.000 đại diện các nhóm quan trọng của các tổ chức xã hội dân sự, đại diện các nhà kinh doanh, nông dân, các nhà khoa học, người bản xứ, chính quyền các địa phương, các tổ chức phi chính phủ, công đoàn, thanh niên, phụ nữ sẽ tham dự Rio+20.
Điều đó cho thấy, mặc dù chính phủ nước chủ nhà và bản thân chính quyền Rio-thành phố lớn thứ hai của Brazil, đã có rất nhiều nỗ lực cho công tác hậu cần, nhưng nhiều việc vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát.
Báo chí nước này đưa tin, lực lượng không quân Brazil (FAB) đã gửi thêm 5.000 quân đội, bổ sung vào số 15.000 quân nhân và cảnh sát trước đó, đưa đội ngũ an ninh phục vụ cho sự kiện Rio+20 lên tới 20.000 người.
Ước tính, tổng chi phí của hoạt động an ninh cho hội nghị là 132,8 triệu đô la Brazil (1 đô la Brazil tương đương ½ USD), trong đó 90 triệu đô la Brazil là chi phí của các lực lượng vũ trang.
Song song đó, chính quyền sở tại cũng đã thiết lập một lực lượng giao thông công cộng “hùng hậu”, bao gồm cả xe buýt và taxi, để phục vụ cho việc đi lại của các đại biểu tham dự hội nghị. Cụ thể, Rio đã triển khai dự án Taxi Boa Praça cho các sự kiện, cấm xe taxi vào sân bay Santos Dumont và sân bay Tom Jobim (Galeão).
Các tuyến đường chính cũng sẽ được “dành riêng” cho việc vận chuyển các đoàn trong khoảng thời gian từ 20-22/6, trong những thời điểm nhất định.
Bên cạnh đó, hàng loạt các “xe buýt xanh”, chạy bằng nhiên liệu thay thế, sẽ được đưa vào phục vụ các sự kiện trong suốt thời gian diễn ra hội nghị, từ ngày 13-22/6.
Các chuyến xe thường được bắt đầu từ 7h 30 sáng và kết thúc vào 17h chiều hàng ngày, với 20 phút/chuyến. Mặc dù xe buýt phục vụ hội nghị là “free”, nhưng giá xe buýt công cộng đến sự kiện này tại Rio central (trung tâm sự kiện chính ở Barra da Tijuca) là 5,40 đô la Brazil.
Trong khi đó, giá taxi, dịch vụ cho thuê xe cũng bị đẩy lên cao ăn theo hội nghị… Đơn cử, giá taxi một chiều từ sân bay quốc tế Rio de Janeiro về đến trung tâm thành phố (khoảng 20km) là 80 đô la Brazil (tương đương 40 USD).
Một đại biểu trót thuê khách sạn khá xa, nằm ở phía Nam thành phố (nơi có bãi biển Copacabana nổi tiếng), than mỗi ngày di chuyển vào hội nghị đã “ngốn” của ông khoảng hơn 200 đô la Brazil!!!
Thế nhưng, trái với sự đau khổ của du khách, Gustavo Ocha, người làm việc trong ngành du lịch tại sân bay quốc tế Galeão, lại nhìn nhận Rio+20 như là một dịp “hái ra tiền”.
"Tất cả các doanh nghiệp mong đợi Rio+20 sẽ mang lại cơ hội kinh doanh tốt. Việc cấm taxi không được phép vào sân bay trong thời gian diễn ra sự kiện, sẽ làm cho nơi này an toàn hơn nhiều," anh này nói.
Giá khách sạn “leo thang”
“Dù đã chọn một khách sạn nhỏ, nằm ở góc phía Nam của thành phố, cách trung tâm tới gần 40km, mà tôi vẫn phải trả 80 USD cho một đêm nghỉ. Không thể tưởng tượng nổi,” ông Chu Hồi, giảng viên Trường Đại học Quốc gia Hà Nội-đại biểu dự Những ngày Đại dương (Ocean days) tại Hội nghị Rio+20 lần này, cho biết.
Phóng viên Vietnam+ tình cờ gặp ông trên chuyến bay, vốn gồm chỉ toàn những đại biểu đến với Hội nghị thượng đỉnh trái đất của Liên hợp quốc. Ông Chu Hồi than thở: "Giá khách sạn quá cao, đi lại khó khăn là những trở ngại không nhỏ cho những diễn giả như ông khi một thân một mình nơi đất khách."
Để tiết kiệm chi phí cho đối tác, ông đã không ngần ngại từ chối một khách sạn 5 sao ngay giữa trung tâm, mà nghe nói giá phòng cho 1 đêm nghỉ đã không khỏi giật mình: 500 USD!"
Trong khi đó, một đại biểu đến từ Vương quốc Anh cũng cho hay, Quốc hội Châu Âu cũng đã phải hủy bỏ đoàn toàn bộ 11 người do các chi phí về khách sạn quá đắt đỏ. “Tôi cũng được biết tổ chức Globe cũng đã phải trả 450 USD/đêm tiền khách sạn cho đoàn 12 nhà báo đến từ các quốc gia đang phát triển, theo một chương trình mà tổ chức này tài trợ, để tới Rio đưa tin về sự kiện lớn nhất của Liên hợp quốc này,” ông Robert Hart đến từ Quỹ Thompson Foundation của Anh, cho biết.
Các thông tin trước đó cũng cho thấy, mặc dù chính quyền của thành phố Rio-vốn đã nổi tiếng về sự đắt đỏ của các dịch vụ, đã làm hết sức mình để hạ giá khách sạn vốn đang tăng chóng mặt. Và trái với tuyên bố cho biết có thể giảm hơn 60% cho chi phí nhà ở tại hội nghị Rio+20 ở Rio de Janeiro, chính quyền lại đang phải đối mặt với những chỉ trích về sự tăng vọt chi phí khách sạn và thiếu phòng.
Theo con số thống kê, 50.000 người dự kiến sẽ đổ vào Rio cho sự kiện lớn này, nhưng thành phố chỉ có thể đáp ứng tối đa 33.000 giường khách sạn.
Sự thiếu hụt là nhìn thấy rõ và vì thế, sự “tận dụng” của các nhà kinh doanh phòng ốc là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt, giá cả tăng mạnh ở những khách sạn thuộc khu trung tâm, hay tọa lạc ở những vị trí thuận tiện cho việc di chuyển để đến các sự kiện diễn ra tại hội nghị…
Chi phí trung bình của một căn phòng ở Rio trong hội nghị đã tăng lên 818 đô la một đêm, theo một báo cáo của các cơ quan chính phủ. Nhưng ngay cả ở những mức giá phòng cao chót vót đó, nhiều đại biểu cũng không thể có được một phòng khách sạn khi tham dự hội nghị.
Thậm chí, thị trưởng thành phố đã phải kêu gọi người dân rời khỏi thị trấn và cho thuê căn hộ của họ để đáp ứng nhu cầu.
Và vì vậy, trong khi các sự kiện quan trọng của Hội nghị thượng đỉnh Trái đất Rio+20 vẫn đang diễn ra, với những vấn đề bàn thảo mang tầm vĩ mô, thì nhiều diễn giả trong số họ, đã và đang phải đối mặt với “bài toán” nhỏ hơn rất nhiều-giao thông và chỗ ở, nhưng lại là điều kiện tiên quyết để đến được với các chương trình nghị sự./.
Mỹ Bình/Rio de Janeiro (Vietnam+)